Vì sao radar S-400 phát hiện được F-35A nhưng lại bất lực trước F-35I của Israel?
Vì sao Su-35 được mệnh danh là "vua tác chiến trên không"? / Mỹ tiếp tục trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ vì kiên quyết mua “rồng lửa” S-400 của Nga
Các hãng thông tấn Nga cho biết, chiếc F-35 của Không quân Hoàng gia Anh đã cất cánh tại căn cứ trên đảo Síp và bay lượn vài vòng ngoài khơi hòn đảo này. Sau đó chiếc F-35A Lightning II trên đã bay hướng về phía bờ biển Syria với mục đích chưa rõ ràng.
Theo phía Nga, khi đó chiếc F-35 đã tắt toàn bộ thiết bị thu phát sóng nhằm không gây sự chú ý đối với hệ thống phòng thủ của đối phương. Tuy nhiên toàn bộ đường bay của nó vẫn đã hiện rõ trên màn hình radar cảnh giới của tổ hợp S-400 bố trí tại căn cứ Hmeimim.
Vào thời điểm nhận dạng cuối cùng trước khi quay đầu trở về, tiêm kích F-35A bay cách căn cứ không quân Nga khoảng 285 km ở độ cao lớn.
Theo đánh giá, đây là khoảng cách và điều kiện tác chiến lý tưởng để phát hiện nhưng vẫn nằm ngoài tầm đánh chặn 250 km của đạn tên lửa 48N6E3 mà S-400 tại Syria được trang bị (đạn tên lửa 40N6 tầm xa 400 km hiện chưa được chính thức vào biên chế Quân đội Nga).
Tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II của Không quân Hoàng gia Anh
Vấn đề được quan tâm hiện nay đó là tại sao Nga lại "sốt sắng" công bố việc phát hiện ra tiêm kích F-35A của Anh trong khi nó chẳng gây hại gì đến lực lượng của họ hay đồng minh Syria, trong khi F-35I của Không quân Israel đã đánh phá rất nhiều mục tiêu của Syria, thậm chí còn gây nguy hiểm cho người nga mà chẳng thấy cảnh báo nào đưa ra.
Theo nhận định của giới quan sát, sở dĩ radar của hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf nhận diện được chiến đấu cơ thế hệ 5 của Anh là bởi khi đó nó đã "chấp điểm lợi thế" vì không ở trong tình trạng tác chiến.
Trong các chuyến bay tuần tiễu hoặc luyện tập, F-35 bao giờ cũng che giấu tham số diện tích phản xạ radar (RCS) thực sự của nó bằng cách đeo thêm thiết bị gia tăng RCS có tên Luneburg Lens.
Với khí tài đặc biệt này, tham số RCS của tiêm kích F-35 vẫn được giữ kín, khi tại thời điểm đó diện tích phản xạ radar của nó chẳng khác gì tiêm kích thế hệ 4 thông thường, có thể dễ dàng bị phát hiện khi đang bay cao.
Các khí tài làm tăng diện tích phản xạ radar Luneburg Lens được tiêm kích F-35 mang theo
Đó là trong điều kiện thông thường, còn khi đã bước vào thực chiến như tiêm kích tàng hình F-35I Adir của Không quân Israel thì các thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar trên sẽ bị tháo bỏ, khiến chiếc chiến đấu cơ này thực sự "tàng hình".
Bên cạnh đó, khi tác chiến thì F-35I của Israel thường thực hiện đường bay rất thấp, bám địa hình địa vật, do vậy radar cảnh giới của toàn bộ hệ thống phòng không trên bầu trời Syria (gồm cả S-400) chưa từng phát hiện được nó và chỉ nhận ra khi mảnh bom GBU-39 SDB tìm thấy trong đống đổ nát mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo