Quốc tế

Vì sao tên lửa Javelin Mỹ được xem là khắc tinh của mọi xe tăng Nga?

DNVN - Mỗi khi có thông tin Mỹ cung cấp tên lửa chống tăng Javelin cho một quốc gia láng giềng nào đó của Nga thì Moskva lại lập tức bày tỏ sự quan ngại, nguyên nhân là do đâu?

Trung Quốc chuẩn bị loại biên toàn bộ tên lửa chống hạm siêu âm Moskit? / Lockheed trúng thầu hợp đồng cung cấp THAAD cho Saudi Arabia

Như đã biết, Lục quân nói chung, nhất là Binh chủng tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới của Nga nói riêng được coi như nắm đấm thép của quân đội nước này, họ sở hữu số lượng rất lớn các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, đủ sức tràn ngập một diện tích rộng trong thời gian rất ngắn.

Xe tăng Nga được đánh giá rất cao ở khả năng cơ động và hỏa lực mạnh mẽ, đặc biệt khi đi theo đội hình cả ngàn chiếc trên thảo nguyên rộng lớn thì cực kỳ khó ngăn chặn.

Đặc trưng của chiến xa Nga đó là trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với xe tăng phương Tây nhưng lại có sức sống bền bỉ hơn, họ đã hy sinh mức độ tiện nghi cho tổ lái để giảm kích thước tổng thể trong khi bổ sung cho nó những lớp giáp dày và cực kỳ khó bắn thủng, nhất là ở mặt trước.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A của Quân đội Nga. Ảnh: Military Today.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A của Quân đội Nga. Ảnh: Military Today.

Lấy ví dụ, xe tăng T-90 của Nga có phần giáp trước cấu thành từ các lớp giáp composite với kết cấu đặc biệt, đủ sức chống lại cả đạn xuyên lõm lẫn đạn xuyên động năng.

Chưa dừng lại đó, vị trí này còn được gia cố thêm bởi giáp phản ứng nổ Kontakt 5 hoặc Relikt, khiến bề dày phía trước tương đương 1.350 mm thép đồng nhất.

Trong hình thức tiến công bằng xe tăng, bên phòng ngự gần như chỉ có thể bắn vào giáp trước, họ khó có cơ hội vòng ra sau hoặc tấn công vào hông xe, trừ khi đó là tác chiến đô thị.

Độ dày giáp trước của T-90 như trên khiến nó đủ sức vô hiệu hóa gần như mọi loại tên lửa chống tăng thế hệ cũ được điều khiển bay theo đường ngắm thẳng. Thực tế chiến trường Syria đã chứng minh hiệu quả của vỏ giáp T-90 khi nó miễn nhiễm hoàn toàn với tên lửa BGM-71 TOW.

 

Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin của Mỹ. Ảnh: National Interest.

Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin của Mỹ. Ảnh: National Interest.

Nhưng mọi việc sẽ rất khác nếu đối tượng mà T-90 phải đối đầu là loại FGM-148 Javelin do Mỹ chế tạo. Vũ khí này thuộc dạng tên lửa chống tăng thế hệ 3 có chức năng "bắn và quên" rất tiên tiến.

Sau khi đã khóa mục tiêu, tên lửa tự động vẽ một đường cong và lao thẳng vào nóc xe, nơi có giáp mỏng nhất. Vị trí giáp trên nóc T-90 cũng như mọi xe tăng khác chỉ vào khoảng 200 mm, trong khi Javelin lại xuyên được 650 mm RHA, nó mang đầu nổ lõm nối tiếp để quét​ sạch giáp phản ứng nổ do vậy sự bổ sung Kontakt 5 hay Relikt không thực sự có ý nghĩa.

 

Nếu sở hữu Javelin, phía phòng ngự đủ sức tiêu diệt T-90 ngay cả ở trong tư thế đối đầu, điều mà các loại tên lửa chống tăng thế hệ cũ không làm được​. Lúc này ưu thế về mũi nhọn xuyên phá của Nga dĩ nhiên vẫn còn nhưng không phải là bất khả chiến bại như trước nữa.

Bên phòng ngự trong trường hợp biết cách tổ chức đội hình chiến thuật có chiều sâu thì hoàn toàn có thể chiến thắng các binh đoàn xe tăng hùng mạnh thông qua Javelin. Do vậy không khó hiểu vì sao người Nga thường tỏ rõ sự quan tâm khi FGM-148 tiến sát tới biên giới nước họ.​

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm