Vì sao tiêm kích nâng cấp MiG-23-98 của Nga không được khách hàng nào quan tâm?
T-15 Armata liệu có xứng danh xe chiến đấu bộ binh tương lai? / Ứng viên sáng giá mới cho vị trí pháo tự hành tương lai của Lục quân Việt Nam?
MiG-23 Flogger là chiếc tiêm kích cánh cụp cánh xòe có tốc độ siêu âm được Nga phát triển trong thập niên 1960 - thời kỳ cao trào của cuộc chạy đua vũ trang mang tên "chiến tranh Lạnh".
MiG-23 là loại tiêm kích đầu tiên của Liên Xô được thiết kế vượt ngoài khái niệm “đánh chặn” truyền thống khi có thời gian hoạt động dài và có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn.
Tương tự MiG-21, chiến đấu cơ MiG-23 đã được Liên Xô viện trợ cho nhiều đồng minh thuộc khối quân sự Warsaw cũng như một số quốc gia Trung Đông và châu Á.
Mặc dù có ưu điểm là tốc độ rất cao, tuy nhiên hệ thống điện tử hàng không và vũ khí của MiG-23 được chế tạo cách nay hơn 40 năm cũng đã rất lạc hậu, không thể đối đầu với các máy bay thế hệ mới.
Một nghịch lý đã xảy ra đó là trong khi tiêm kích MiG-21 vẫn còn được rất nhiều nước sử dụng thì MiG-23 lại trái ngược hoàn toàn, nó bị loại biên dù cho tuổi đời trẻ hơn nhiều.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên được cho là vì chi phí hoạt động của MiG-23 quá cao trong khi tính năng không thật sự ấn tượng, mặc dù vậy tiềm năng hiện đại hóa của dòng chiến đấu cơ này vẫn còn.
Tiêm kích siêu âm MiG-23 Flogger của Liên Xô. Ảnh: Wikipedia.
Nhằm kéo dài hoạt động cho MiG-23, tổ hợp MiG đã phối hợp với hãng Rosvoorouzhenie State Corporation để đưa ra các phương án nâng cấp cho MiG-23 tùy theo yêu cầu và khả năng chi trả của khách hàng.
Trong đó cấu hình cao nhất của MiG-23 là MiG-23-98 được trang bị hệ thống điều khiển trung tâm bao gồm máy tính số MVK và ILS; Radar ngắm bắn đa nhiệm có tầm phát hiện mục tiêu máy bay tiêm kích từ 90 - 100 km.
Máy bay còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới (giống với MiG-21-93); Mũ phi công hiển thị mục tiêu; hệ thống đạo hàng, tín hiệu hàng không, thiết bị liên lạc và hệ thống tác chiến điện tử mới.
Sau nâng cấp MiG-23-98 mang được nhiều vũ khí hiện đại như tên lửa không đối không RVV-AE, R-27R/T, R-27E; tên lửa không đối đất, không đối hạm Kh-25ML, Kh-29L/T/TD, Kh-31A/P và bom có điều khiển KAB-500L/KR.
Sau nâng cấp tiêm kích MiG-23-98 đã có khả năng sử dụng những loại tên lửa tối tân nhất của Nga. Ảnh" Rosoboronexport.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, MiG-23-98 sau nâng cấp có tính năng chiến đấu cả đối không và đối đất tương đương với tiêm kích thế hệ 4.
Giá thành gói hiện đại hóa trên ước chừng chỉ trong khoảng 5 triệu USD, quá rẻ so với mua sắm một máy bay mới hoàn toàn trong khi vẫn đáp ứng được các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Đáng tiếc rằng người Nga tung ra gói nâng cấp này quá chậm, khi tiêm kích MiG-23 đã bị hầu hết các lực lượng không quân trên thế giới tiến hành loại biên do những nhược điểm đã nêu ở phần trên.
Do vậy trong khi MiG-21-93 vẫn tìm được đơn hàng thì MiG-23-98 lại trong cảnh "đìu hiu", nó chỉ có duy nhất một nguyên mẫu trình diễn công nghệ ra đời và chưa từng được triển khai hàng loạt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo