Tên lửa siêu thanh AGM-183A ARRW Mỹ khiến Kh-47M2 Kinzhal Nga phải "ngước nhìn"
Siêu trực thăng S-97 bay 400km/h của Mỹ giờ ra sao? / Không phải Mỹ, đây mới là quốc gia đầu tiên sử dụng F-35 trên chiến trường
Không quân Mỹ mới đây đã thử nghiệm thành công vụ phóng đầu tiên của tên lửa siêu thanh không đối đất do nước này nghiên cứu chế tạo với tên gọi AGM-183A Air Launched Rapid Reac Weapon, hay viết tắt là ARRW.
Quá trình thử nghiệm nguyên mẫu tên lửa AGM-183A ARRW được tiến hành trên máy bay ném bom chiến lược B-52H mang số hiệu 003 tại căn cứ không quân Edwards vào ngày 12/6 và thu về kết quả được báo cáo là rất tích cực.
Theo thông báo từ Bộ trưởng Không quân Mỹ Will Roper, tên lửa AGM-183 ARRW sử dụng nhiên liệu rắn với phần đầu đạn lượn Tactical Boost Glide tách khỏi phần thân sau khi đạt quỹ đạo thiết kế, cho phép tới đạt tốc độ tối đa Mach 20, tầm bắn của nó sẽ tương đương các loại vũ khí chiến lược khác của Mỹ.
Bộ trưởng Không quân Mỹ nói thêm rằng tên lửa AGM-183A được phát triển để đảm bảo ưu thế vượt trội trên không của Washington trước các đối thủ tiềm năng. Dự kiến vũ khí này sẽ chính thức trực chiến vào năm 2022.
Tên lửa siêu thanh AGM-183A ARRW được phóng đi từ máy bay ném bom B-52H. Ảnh: Không quân Mỹ.
Khi đặt cạnh sản phẩm tương đương của Nga là "Dao găm" Kh-47M2 Kinzhal thì dễ dàng nhận thấy tên lửa siêu vượt âm AGM-183 ARRW của Mỹ có nhiều tính năng kỹ chiến thuật ưu việt hơn hẳn.
Kh-47M2 Kinzhal thực chất là phiên bản phóng từ trên không của tên lửa đạn đạo 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M được triển khai từ xe mang phóng tự hành, nó có quỹ đạo bổ nhào khi công kích mục tiêu khá đơn giản.
Trong khi đó đầu đạn của tên lửa AGM-183A thuộc dạng đạn lượn siêu thanh, nó sở hữu quỹ đạo cực kỳ linh hoạt và không thể dự đoán trước tương tự như Avangard, chưa kể vận tốc còn gấp đôi Kh-47M2 Kinzhal.
Kh-47M2 Kinzhal của Nga yêu cầu điều kiện phóng rất ngặt nghèo để đạt tới tham số lý tưởng. Ảnh: TASS.
Quan trọng hơn, để đạt tới vận tốc tối đa Mach 10 và vươn tới cự ly 2.000 km, Kh-47M2 Kinzhal sẽ yêu cầu tiêm kích MiG-31K phải leo lên rất cao, phóng đạn ở trần bay 20 km và duy trì tốc độ tối thiểu Mach 2.
Tiêu chuẩn trên là cực kỳ ngặt nghèo và chỉ có chiếc MiG-31K mới làm nổi, nếu triển khai tên lửa Kh-47M2 Kinzhal từ máy bay ném bom siêu âm chiến lược Tu-160 hay Tu-22M3 thì con số lý tưởng sẽ chẳng thể nào đạt được.
Trong khi đó nền tảng mang phóng tên lửa AGM-183A bao gồm các loại máy bay ném bom chiến lược B-52H, B-1B hay B-2A có thể phóng đạn từ điều kiện thông thường mà vũ khí này vẫn đạt tới thông số tối ưu.
Rõ ràng mặc dù đi sau Nga nhưng với tiềm lực tài chính cũng như khoa học công nghệ - kỹ thuật hùng hậu của mình, Mỹ đã dễ dàng bỏ lại đối thủ ở lại phía sau một khoảng cách rất xa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo