Quốc tế

Vì sao Trung Quốc bất ngờ muốn mua Su-57?

Dù nhiều lần chê bai Su-57 của Nga nhưng Trung Quốc vẫn có khả năng mua tới 12 chiếc tiêm kích tàng hình này. Vậy đâu là nguyên nhân.

Nga bị Trung Quốc chế giễu vì để cháy tàu sân bay duy nhất / Hé lộ radar phản pháo mới của Trung Quốc, "tóm gọn" cả máy bay?

Theo truyền thông Nga, Trung Quốc đang có kế hoạch mua phi đội gồm 12 chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga. Hiện 2 bên đang tiến hành các cuộc đàm phán cần thiết trước khi ký vào bản hợp đồng chính thức.

Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, hợp đồng chính thức sẽ được 2 bên ký kết ngay trong đầu năm 2020. Tuy nhiên, hiện không rõ thời gian hoàn thành hợp đồng cũng như hình thức thanh toán.

Tiêm kích Su-57.

Tiêm kích Su-57.

Nhưng chỉ với những thông tin này cũng đủ khiến giới quân sự bất ngờ bởi trước đó, Trung Quốc từng nhiều lần công bố chê bai Su-57. Mới đây nhất là hồi giữa năm 2019, trang quân sự Sina đã chỉ ra những lý do khiến Không quân nước này không cần thiết phải mua dòng tiêm kích tàng hình Su-57 Nga sản xuất.

Dù Su-57 được giới quân sự và Không quân Nga đánh giá rất cao nhưng nhưng dòng tiêm kích thế hệ 5 này không cần thiết cho Trung Quốc và bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Lý do được tờ báo này đưa ra là chiến đấu cơ Nga được sản xuất với những công nghệ lạc hậu.

Su-57 được sản xuất cùng thời với tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc nhưng chúng vẫn có bất lợi lớn về mặt công nghệ. Phần lớn công nghệ dùng để sản xuất Su-57 đều có từ thời Liên xô trong khi đó phần lớn công nghệ ứng dụng trên J-20 đều là những phát minh mới nhất của hàng không quân sự của Trung Quốc.

Tiêm kích J-20 có các thông số cơ bản vượt trội so với F-22 và F-35 của Mỹ, cũng như Su-57 của lực lượng hàng không vũ trụ Nga. "Tiêm kích J-20 đã trở nên độc đáo với khái niệm bố trí khí động học. Nó khác biệt so với F-22 và F-35 của Mỹ, cũng như Su-57 của Nga.

 

Máy bay Mỹ có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng có vấn đề với khả năng cơ động và do đó chúng không phù hợp để chiến đấu gần. Tiêm kích Su-57 thì ngược lại - tính khí động học tuyệt vời, nhưng không có công nghệ tàng hình", tờ báo này cho biết.

Theo giới chuyên gia, việc giới quân sự Trung Quốc nhiệt tình chê bai Su-57 nhưng vẫn có kế hoạch mua chiến đấu cơ này không hề có mâu thuẫn bởi thực chất trong việc dìm hàng Su-57 có thể chỉ là chiêu ép giá của Bắc Kinh nhằm vào máy bay Nga.

Bởi dòng máy bay Su-57 được thiết kế với công nghệ tối tân và mang nhiều tham vọng xuất khẩu ra nước ngoài của Nga nhưng đến nay vẫn chưa ký được hợp đồng chính thức nào với khách hàng nước ngoài. Và khi mức giá xuất khẩu khá mềm được Nga công bố, Trung Quốc đã thay đổi thái độ của mình với Su-57.

Mức giá của Su-57 đã khá rõ ràng khi Tổng thống Nga Putin vừa tiết lộ, Bộ quốc phòng Nga ký hợp đồng mua 76 tiêm kích tàng hình Su-57 với những vũ khí và cơ sở hạ tầng hiện đại nhất. Nhà sản xuất đã giảm khoảng 20% giá bán máy bay và trang bị, cho phép tăng số lượng đơn hàng mà không vượt quá dự toán ngân sách.

Tổng thống Putin cũng cho biết là hợp đồng sẽ hoàn tất trước năm 2028. Thông tin về việc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ tiếp nhận 76 máy bay chiến đấu Su-57 đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự nước ngoài.

 

Ấn phẩm Military Watch cho biết, họ rất ngạc nhiên bởi chi phí tương đối thấp của máy bay thế hệ thứ năm - khoảng 170 tỷ rúp, tương đương 2,6 tỷ USD, tức là chỉ gần 35 triệu USD một chiếc. Tuy nhiên, đây là giá bán ưu đãi dùng cho Không quân Nga, còn mức giá dành cho Su-57 phiên bản xuất có thể cao hơn Su-35 một chút.

Military Watch cho rằng, với mức giá này, cơ hội mua tiêm kích thế hệ 5 với mức giá của máy bay thế hệ 4++ không thể tốt hơn với Trung Quốc vào lúc này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm