Việt Nam có lựa chọn tổ hợp phòng không tầm ngắn T-38 Stilet của Belarus?
Tường tận sức mạnh chiến hạm săn ngầm “khủng” nhất Philippines / Khám phá máy bay chiến đấu kiểu CTTG 2 Ukraine sắp mua
T-38 Stilet là một sản phẩm do Công ty quốc phòng Tetraedr của Belarus nghiên cứu chế tạo, đây chính là doanh nghiệp thực hiện chương trình nâng cấp tên lửa phòng không Pechora-2TM cho Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chính vì vậy, yếu tố trên được cho là sẽ mở đường cho hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn này có mặt tại dải đất hình chữ S trong tương lai, nhất là khi phía bạn đang rất tích cực chào hàng tổ hợp vũ khí thế hệ mới này.
Tuy nhiên để thực sự thuyết phục được Quân đội Việt Nam, T-38 Stilet cần phải vượt qua những rào cản rất lớn sau đây mới có thể vượt qua được giai đoạn "có quan tâm" đầy tính ngoại giao để tiến tới ký kết hợp đồng chính thức.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn T-38 Stilet của Belarus. Ảnh: Military Today.
Đầu tiên, T-38 Stilet chính là bản nâng cấp từ SA-8 Gecko - hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn di động đã ra đời từ thời Liên Xô, đối tượng khách hàng chính mà Tetraedr nhắm tới là những quốc gia đã hoặc đang có SA-8 trong biên chế.
Trong khi đó lực lượng phòng không Việt Nam lại chưa từng sử dụng hay bày tỏ sự quan tâm tới Gecko, bằng chứng là chúng ta đã đưa vào trang bị SA-13 Gopher (Strela-10) - phiên bản tầm thấp đặt trên xe bánh xích.
Thậm chí khi mới đặt hàng tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, mặc dù cấu hình vũ khí tiêu chuẩn được Nga đề xuất là SA-N-4 (phiên bản hải quân của SA-8 Gecko) nhưng Việt Nam đã bỏ qua để lựa chọn module tên lửa - pháo phòng không Palma.
T-38 Stilet có chức năng, nhiệm vụ rất giống với SPYDER-SR. Ảnh: Said Aminov.
Nhưng quan trọng hơn cả, có thể dễ dàng nhận thấy T-38 Stilet được thiết kế để đảm nhiệm vai trò rất giống với một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn khác là SPYDER-SR mà Việt Nam đã đưa vào trang bị.
Tuy rằng tầm bắn có lớn hơn SPYDER-SR một chút nhưng đạn tên lửa của T-38 Stilet là loại không có đầu tự dẫn, nó vẫn yêu cầu xe chỉ huy phải điều khiển trong toàn giai đoạn cho đến khi trúng mục tiêu.
Còn đối với SPYDER-SR, cả hai loại đạn đánh chặn Python-5 lẫn Derby đều có chức năng khóa mục tiêu sau khi phóng cực kỳ tiên tiến, tốc độ cũng như khả năng chịu quá tải đều lớn hơn loại Luch T382 của Stilet rất nhiều.
Với những rào cản lớn kể trên, viễn cảnh hệ thống tên lửa phòng không T-38 Stilet của Tetraedr được Việt Nam lựa chọn khi đã có SPYDER-SR trong biên chế là cực kỳ khó khăn vì nó thua kém cả về tính năng kỹ chiến thuật lẫn gây ra phức tạp trong khâu hậu cần và đảm bảo kỹ thuật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo