Việt Nam có thể sở hữu cặp chiến hạm Gepard mang tên lửa phòng không tầm bắn 70 km?
Nhìn lại sự kiện oanh tạc cơ B-52H Mỹ "trêu ngươi" cả biên đội tàu sân bay Liên Xô / Vũ khí bí mật của Mỹ đủ sức làm Triều Tiên, Iran "tê liệt"
Nếu như cặp Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam thuần túy là một tàu hộ vệ tên lửa, đảm bảo vai trò hạt nhân, chỉ huy biên đội tác chiến thì sang đến cặp thứ hai, lớp chiến hạm này đã được bổ sung chức năng chống ngầm để trở nên toàn diện hơn.
Tuy nhiên, để giữ vững vị trí chủ lực của hạm đội tàu mặt nước trong tương lai thì Gepard 3.9 phải được nâng cấp cả năng lực chống hạm lẫn phòng không. Đặc biệt là khi có thông tin cho biết không loại trừ khả năng 4 tàu Molniya 1241.8 tiếp theo của chúng ta sẽ được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm.
Như để đáp ứng yêu cầu của khách hàng tương lai, nhà máy đóng tàu Zelenodolsk đã giới thiệu mô hình của chiếc tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 - Dự án 11661E nâng cấp để chào hàng tới đối tác tiềm năng.
Mô hình tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 - Dự án 11661E nâng cấp do nhà máy Zelenodolsk giới thiệu
Theo cấu hình trên, chiếc Gepard 3.9 thế hệ tiếp theo sẽ được trang bị bệ phóng đa năng UKSK với cơ số 8 ống phóng bố trí phía trước cabine chỉ huy, tương thích tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54E hoặc tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14TE thuộc họ Kalibr.
Nhưng chi tiết đáng chú ý nhất lại nằm ở phía giữa tàu, đó là 2 cụm 12 ống phóng thẳng đứng của tên lửa phòng không tầm trung 9M317ME thuộc tổ hợp Shtil-1 có tầm bắn 50 km giúp Gepard đủ khả năng lập ô phòng không hạm đội.
Bên cạnh chức năng chính là phòng không, tên lửa 9M317ME còn có thể được sử dụng như một tên lửa đối hạm dự bị, nó tấn công được mục tiêu mặt nước ở tầm xa 25 km thông qua đầu đạn nổ phá mảnh nặng 62 kg của mình.
Việt Nam có thể sở hữu cặp chiến hạm Gepard 3.9 tiếp theo với sức mạnh vượt trội 2 cặp đầu
Tưởng như sức mạnh của Gepard 3.9 nâng cấp đã đến mức tới hạn thì một diễn biến mới đáng quan tâm đã xuất hiện.
Như đã biết, hiện nay Nga đã đưa vào biên chế các tổ hợp phòng không tầm trung - xa Buk-M3, chúng sử dụng đạn tên lửa 9M317M được cải tiến chính từ 9M317ME thuộc tổ hợp Shtil-1 trên hạm.
Tầm bắn tối đa của tên lửa 9M317M đã đạt tới con số 70 km, trần bay cực kỳ ấn tượng là 35 km, có nghĩa còn cao hơn cả tầm với của tên lửa 48N6E1 thuộc hệ thống S-300PMU-1.
Quan trọng hơn, phía Nga cho biết họ đã có kế hoạch tích hợp loại đạn mới cho các bệ phóng Shtil-1 lắp đặt trên tàu hải quân. Điều đó có nghĩa, tầm phòng không của Gepard 3.9 nâng cấp sẽ lên tới 70 km chứ không chỉ dừng lại tại mức 50 km như ban đầu nữa.
Đây có thể xem như một lý do tiếp theo để Việt Nam cân nhắc đặt hàng đóng mới cặp Gepard 3.9 thứ ba. Sở hữu tên lửa diệt hạm siêu âm Kalibr tầm bắn 220 km đi kèm tên lửa phòng không 9M317M tầm bắn 70 km, chiếc chiến hạm này tỏ ra còn mạnh hơn nhiều khu trục hạm có lượng giãn nước 5.000 tấn khác.
Có thể bạn quan tâm:
End of content
Không có tin nào tiếp theo