Việt Nam đã đánh bại tên lửa săn radar Shrike thế nào?
Với khả năng "lần theo cánh sóng radar", tên lửa AGM-45 Shrike từng khiến bộ đội ta hoang mang thời kỳ đầu phải đối phó với chúng. Thậm chí, các cán bộ ta có lúc sợ không dám mở radar vì sợ Shrike.
UAV cầm tay của Biên phòng Việt Nam có gì đặc biệt? / CLIP: Pháo phản lực Nga phóng “mưa” hỏa lực trong tập trận
Ngày 24/7/1965, Tiểu đoàn tên lửa 63 và 64 (Trung đoàn 236, Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam) lần đầu tiên tham gia chiến đấu bằng 3 quả tên lửa bắn rơi tại chỗ một chiếc tiêm kích F-4C của Mỹ trên vùng trời Hà Tây - Hòa Bình. Sự kiện này đánh dấu việc bộ đội tên lửa Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới phòng không bảo vệ miền Bắc và khiến cho Không quân - Hải quân Mỹ “chùn bước” khi đối phương có tên lửa hiện đại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thật vậy, theo ước tính từ phía ta, chỉ trong tháng đầu tiên sử dụng tên lửa SAM-2, chúng ta bắn rơi 14 máy bay Mỹ với tổng cộng 18 tên lửa phóng đi. Tất nhiên, Mỹ không thừa nhận con số trên, bên cạnh đó họ cũng không chịu “ngôi yên” mà lập tức triển khai nhiều nỗ lực nhằm đối phó với SAM-2, trong đó có phương án sử dụng tên lửa chống radar AGM-45 Shrike (ta gọi là Sơ-rai). Nguồn ảnh: Wikipedia
AGM-45 Shrike thời điểm bấy giờ là một trong những loại vũ khí mới và hiện đại nhất thế giới, mẫu tên lửa này vừa mới chỉ được đưa vào sử dụng không lâu thì được đem ngay tới Việt Nam. Nguồn ảnh: Global Security
Shrike có trọng lượng 177kg, dài 3,05m, mang đầu đạn nổ phá mảnh nặng 67kg, tầm bắn của thế hệ đầu rất ngắn chỉ 16km, sau tăng lên 40km với phiên bản AGM-45B, tốc độ bay siêu âm Mach 1,5. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa AGM-45 Shrike có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản, chỉ cần hướng tên lửa đến nguồn phát bức xạ (sóng radar), đầu dò của nó sẽ tự dẫn tên lửa đến chổ mục tiêu và phát nổ với độ chính xác rất cao. Nguồn ảnh: Air & Space Magazine
“Đơn giản là vậy” nhưng ngay lập tức AGM-45 Shrike khi được đem tới Việt Nam đã khiến cho bộ đội phòng không của ta gặp nhiều khó khăn. Chúng ta hứng chịu rất nhiều thiệt hại khi Sơ-rai được phóng đi vào mỗi cuộc không kích, đến nỗi khiến bộ đội radar của ta ngại phát sóng vì sợ Sơ-rai lần ra. Nguồn ảnh: QĐND
Dĩ nhiên là chúng ta cũng nỗ lực tìm hiểu nhược điểm của Sơ-rai nhằm tìm ra cách chế áp để “rồng lửa” tiếp tục “vẫy vùng trên bầu trời”. Từ một quả Shrike nguyên vẹn trên một chiếc F-4 bị bắn rơi, các cán bộ Viện Kỹ thuật quân sự phát hiện ra điểm yếu của loại tên lửa này. Theo đó, do sử dụng nguyên lý tự dẫn đến nguồn bức xạ, nên chỉ cần tắt đài radar thì ngay lập tức Shrike mất phương hướng. Nguồn ảnh: QDND
Một trong những trận đánh điển hình "tiêu diệt" Shrike của bộ đội ta là vào ngày 29/8/1968 của Tiểu đoàn 67 (Trung đoàn 236). Đêm ngày hôm đó, trong lúc phóng tên lửa tấn công mục tiêu trên bầu trời Nghệ An, đơn vị phát hiện có tín hiệu Shrike phóng vào đài điều khiển. Nguồn ảnh: ANTD
"Khi phát tín hiệu Shrike trên màn hiện sóng, kíp chiến đấu vẫn bình tĩnh bám sát mục tiêu, điều khiển đạn nổ chính xác, tiêu diệt mục tiêu. Ngay lập tức, sĩ quan điều khiển cho hạ cao áp, đồng thời cho quay ăng ten phương vị về một hướng khác, ... và một tiếng nổ lớn của Shrike nổ cách đài điều khiển khoảng 100m. Không ai bảo ai, cả kíp điều khiển đều òa lên hô to “Thắng rồi!”. Tất cả kíp chiến đấu đều an toàn", trích bài "Trận đánh khó quên" trên báo PK-KQ. Nguồn ảnh: PK-KQ
Cuối những năm 1960, Mỹ tiếp tục đưa vào sử dụng loại tên lửa săn "mắt thần" mới AGM-78 Standard. Loại này có tầm bắn xa hơn AGM-45 Shrike (90km), và đặc biệt là việc nó được tích hợp "chíp nhớ" đặc biệt cho phép nó nhớ vị trí đài radar và tấn công chính xác sau khi đã khóa được mục tiêu, kể cả khi đài phát đã tắt máy. Nguồn ảnh: Marvellouswings
Hiện nay, Quân đội Mỹ đã loại bỏ AGM-45 và AGM-78, chuyển sang sử dụng tên lửa chống radar AGM-88 HARM hiện đại hơn nữa với tầm bắn 150km, sử dụng đầu dò bị động kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu và thậm chí dùng đầu dò radar chủ động sóng mm. Nguồn ảnh: NASPA
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Cột tin quảng cáo