Quốc tế

Việt Nam đủ sức nâng cấp pháo tự hành 2S3 Akatsiya lên chuẩn 2S3M3?

DNVN - Gần đây Nga đã giới thiệu gói nâng cấp pháo tự hành 2S3 Akatsiya lên chuẩn 2S3M3 nhằm mang lại sức sống mới cho hệ thống vũ khí đã lạc hậu này.

Tổ hợp phòng không tối tân của châu Âu sẽ khiến Patriot PAC 3 Mỹ trở thành dĩ vãng / Vì sao Việt Nam từ chối tàu tên lửa tấn công nhanh Catran của Nga?

2S3 Akatsiya là hệ thống pháo tự hành bánh xích cỡ 152 mm do Liên Xô nghiên cứu chế tạo từ năm 1968 nhằm đối phó với loại M109 Paladin của Mỹ.

Kết cấu của 2S3 gồm khung xe dựa trên cơ sở xe mang phóng tự hành 2P24 của tổ hợp tên lửa đất đối không SA-4 Krug nhưng đã được rút bỏ một hàng bánh chịu lực. Khối lượng chiến đấu của 2S3 Akatsiya là 28.000 kg.

Pháo chính của 2S3 là loại D22 cỡ 152,4 mm có chiều dài nòng gấp 27 lần đường kính (L/27) được phát triển dựa trên lựu pháo xe kéo D20, có tầm bắn tối đa 18,5 km với đạn thường hoặc lên tới 24 km khi sử dụng đạn tăng tầm.

Trong trường hợp hạ nòng bắn trực xạ, đạn HEAT-FS 152 mm của 2S3 có thể xuyên qua 250 mm thép đồng nhất từ cự ly 3 km.

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya của quân đội Nga. Ảnh: Military Today.

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya của quân đội Nga. Ảnh: Military Today.

Trải qua nhiều năm sử dụng, 2S3 tỏ ra không còn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của tác chiến hiện đại. Do vậy gần đây Nga đã giới thiệu gói nâng cấp 2S3M3 nhằm mang lại sức mạnh mới cho hệ thống vũ khí này.

Cụ thể 2S3M3 sẽ có hệ thống điều khiển hỏa lực tự động với khả năng liên kết, truyền dữ liệu giữa các kíp chiến đấu, giúp bắn chính xác hơn và tăng khả năng sống sót. Đặc biệt sau nâng cấp, 2S3M3 bắn được cả đạn pháo có điều khiển bằng laser Krasnopol.

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya của quân đội Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya của quân đội Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

 

2S3 Akatsiya hiện cũng là pháo tự hành mạnh nhất của quân đội Việt Nam, do vậy gói nâng cấp 2S3M3 của Nga sẽ là một phương án để cân nhắc nếu chúng ta có ý định hiện đại hóa tổ hợp trên.

Mặc dù chưa có thông tin rõ ràng về "Bộ não" của 2S3M3, tuy nhiên có thể dự đoán rằng Akatsiya đã được lắp đặt các thiết bị như màn hình hiển thị đa năng, thiết bị thông tin liên lạc ứng dụng công nghệ số, cho phép nhận tham số mục tiêu từ UAV hoặc từ nguồn chỉ điểm khác.

Công nghệ này thực ra không hề mới với Việt Nam, có thể lấy ví dụ từ việc pháo phản lực dẫn đường EXTRA của hải quân đã cập nhật thông tin về mục tiêu trong thời gian thực thông qua UAV Orbiter để bắn chính xác ở cự ly lên tới 150 km.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã làm quen với công nghệ kết nối mạng chiến đấu giữa các xe tăng trong biên đội sau khi thực hiện nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc theo gói T-54 nâng cấp được Israel chuyển giao.

 

Thậm chí gần đây, Tập đoàn Viettel còn giới thiệu cả những hệ thống thông tin liên lạc thế hệ mới cho xe tăng được lắp ráp hoàn toàn trong nước.

Do vậy, nếu mang được công nghệ cập nhật mục tiêu từ UAV hay trinh sát pháo binh của pháo phản lực EXTRA và khả năng kết nối mạng chiến đấu của xe tăng T-54 nâng cấp lên pháo tự hành 2S3 thì Việt Nam sẽ có một hệ thống mới với tính năng không hề thua kém 2S3M3 của Nga.

Đây là hướng đi rất hứa hẹn mà Việt Nam nên tích cực nghiên cứu để đưa vào áp dụng trong tương lai.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm