Việt Nam là lý do để "Thần Sấm" thế kỷ 21 của Không quân Mỹ ra đời?
Loại máy bay thần sấm của Mỹ trong thế kỷ 21 dù được coi là máy bay cường kích nhưng lại có khả năng tác chiến không thua kém gì một chiến đấu cơ khi mang theo được cả tên lửa không đối không.
Phóng lựu "nhồi nòng": Giải pháp thay thế cho M79 và M203 Việt Nam đang dùng? / Việt Nam "trẻ hóa" thành công tàu phá thuỷ lôi vỏ gỗ giống như... tàu cá
Dù đã qua nửa thế kỷ phục vụ cần mẫn quân đội Mỹ, A-10 Thunderbolt II tới nay vẫn chưa được thay thế do nó quá ổn định, quả hiệu quả và hoàn toàn chưa hề lỗi thời bất chấp sự phát triển của các loại công nghệ phòng không hiện đại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong quá khứ, quân đội Mỹ từng không quan tâm tới việc dùng không quân yểm trợ cho bộ binh cận chiến vì hoả lực pháo binh của Mỹ vốn dĩ từ xưa đã quá áp đảo, quá chính xác và có độ hiểu quả cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, tư duy này của Mỹ đã phải thay đổi từ trong Chiến tranh Việt Nam. Do lối đánh quá sát của quân giải phóng, việc sử dụng máy bay ném phi pháo dưới sự chỉ điểm trực tiếp của bộ binh được cho là có sự chính xác cao hơn nhiều so với việc dùng pháo hạm yểm trợ từ xa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chính từ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, quân đội Mỹ bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời một loại cường kích cơ hiệu quả chuyên biệt - thay vì phải sử dụng tiêm kích phản lực vào nhiệm vụ ném bom mặt đất như thời ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Và thế là A-10 Thunderbolt II được ra đời. Chiếc cường kích cơ này có độ chính xác cao, bọc giáp dày, hoạt động ổn định, tốc độ tối thiểu thấp - cực kỳ phù hợp với hoạt động ném bom hoặc dội pháo yểm trợ mặt đất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với độ chính xác cao, cường kích cơ A-10 Thunderbolt II của Mỹ hoàn toàn có thể tấn công các mục tiêu đối phương đang ở sát quân ta mà không sợ hoả lực bay "nhầm" phe, tốc độ tối thiểu chậm chỉ 220 km giúp ích rất lớn cho những pha tấn công chính xác này - nơi mà hoả lực không được rơi lệch mục tiêu quá 30 mét để tránh rơi trúng vào đầu quân mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được thiết kế riêng cho hoạt động cường kích, giáp của A-10 Thunderbolt II cũng rất dày. Hệ thống động cơ và buồng lái của máy bay được bọc giáp rất kỹ, giúp A-10 có thể hoạt động tốt kể cả khi nó bị lưới lửa phòng không của đối phương "đón tiếp" trong những lúc nhào xuống dội hoả lực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, A-10 Thunderbolt II cũng nhận phải rất nhiều lời chỉ trích. Nhiều tướng lĩnh và quân nhân Mỹ đã "mạt sát" loại máy bay yểm trợ hoả lực này vì nó có tốc độ tối đa quá chậm - chỉ 706 km/h - không đủ nhanh để có mặt kịp thời khi bộ binh cần gấp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cho đến nay, tuy A-10 không còn được sản xuất nữa nhưng Không lực Mỹ vẫn chưa có ý định thay thế nó. Từ năm 2005 các chiếc A-10 đang sử dụng đều được bắt đầu nâng cấp lên chuẩn A-10C, việc này dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2011 với tổng chi phí lên đến 4,4 tỷ USD. Dự tính A-10 sẽ được sử dụng tới năm 2030. Nguồn ảnh: Pinterest.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Cường kích cơ A-10 Thunderbolt II của Mỹ được xếp vào loại máy bay chi viện hoả lực có trang bị hai chỗ ngồi, được sử dụng suốt từ năm 1977 cho tới nay. Nguồn ảnh: Pinterest.