Quốc tế

Việt Nam mua động cơ Hàn Quốc để tích hợp vào tên lửa chống hạm nội địa?

DNVN - Việt Nam được cho là đang xúc tiến đàm phán với phía Hàn Quốc để mua động cơ phản lực cỡ nhỏ nhằm tích hợp cho tên lửa hành trình chống hạm nội địa.

Hiệp ước quốc tế không ngăn được Thổ Nhĩ Kỳ đóng eo biển Bosphorus / Tên lửa Nga "thổi bay" tháp pháo xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ

Tạp chí Military Review cho biết, phía Hàn Quốc đang trong quá trình đàm phán với Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu động cơ phản lực SSE-750K nhằm phục vụ chương trình chế tạo tên lửa hành trình chống hạm nội địa.

Được biết Việt Nam đã quan tâm đến việc nhập khẩu động cơ tên lửa từ Hàn Quốc trong một thời gian dài nhưng chưa tìm thấy nhà cung cấp phù hợp, bởi không dễ để bộ phận động lực phù hợp với khung vỏ tên lửa có sẵn.

Với thực tế trên, chưa rõ sắp tới Việt Nam có ý định lắp các động cơ phản lực turbojet SSE-750K cho một dòng tên lửa hành trình chống hạm hoàn toàn mới hay không. Phương án khác được nhắc tới là Việt Nam sẽ chế tạo hàng loạt tên lửa KCT-15 (phiên bản sản xuất theo giấy phép dựa trên Kh-35 Uran-E của Nga), tạp chí Military Review đánh giá.

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất SSM-750K Sea Dragon đang sử dụng động cơ SSE-750K. Ảnh: Military Review.

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất SSM-750K Sea Dragon đang sử dụng động cơ SSE-750K. Ảnh: Military Review.

Theo thông báo từ nhà sản xuất, động cơ phản lực SSE-750K đã hoàn thành quá trình nghiên cứu, phát triển vào năm 2015, nó hiện đang được lắp cho tên lửa hành trình tấn công mặt đất chiến thuật SSM-750K Sea Dragon.

Tạp chí Military Review lưu ý rằng tên lửa hành trình tấn công mặt đất SSM-750K Sea Dragon có thiết kế dựa trên tên lửa chống hạm SSM-700K C-Star. Ban đầu loại tên lửa này được trang bị động cơ turbojet SS-760K. Tuy nhiên tất cả các tên lửa C-Star mới sản xuất từ thời điểm năm 2017 đã được tích hợp động cơ SSE-750K.

Sự khác biệt chính giữa các động cơ SSE-750K thế hệ mới mới và động cơ SS-760K đời cũ là mức độ nội địa hóa ở những thành phần quan trọng, còn về bề ngoài và cấu tạo thì hoàn toàn tương đồng.

Nếu như động cơ SS-760K sử dụng nhiều thành phần nhập khẩu từ nước ngoài thì SSE-750K lại dùng phần lớn linh kiện trong nước, giúp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường vũ khí quốc tế.

 

Ngoài cung cấp nguyên chiếc, nhà sản xuất động cơ phản lực cỡ nhỏ SSE-750K còn cho biết họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ để đối tác có thể sản xuất tại chỗ. Theo đánh giá thì đây chính là yếu tố cực kỳ hấp dẫn khách hàng nước ngoài, bởi vì đối tác có thể tự chủ cung cấp vũ khí cho mình với số lượng lớn.

Tên lửa hành trình chống hạm của Việt Nam sẽ sử dụng động cơ phản lực Hàn Quốc? Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Tên lửa hành trình chống hạm của Việt Nam sẽ sử dụng động cơ phản lực Hàn Quốc? Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Việc Việt Nam mua sắm các động cơ turbojet SSE-750K từ Hàn Quốc nhiều khả năng liên quan đến dự án của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel với tên lửa VCM-01, lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 2017.

 

Hiện tại chưa rõ chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình chống hạm VCM-01 cùng với KCT-15 bao giờ sẽ hoàn thành. Tuy nhiên trong năm 2019, Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam đã tiết lộ rằng nhà máy Z751 đang thiết kế xe phóng cho tên lửa hành trình chống hạm.

Mục tiêu cuối cùng của chương trình vũ khí đầy tham vọng trên đó là chế tạo tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển nội địa với tỷ lệ nội địa hóa cao. Ngoài ra theo báo chí Nga từng đăng tải, chương trình này còn bao gồm cả số lượng lớn tên lửa phiên bản khác để trang bị cho tàu chiến hay tiêm kích đa năng thuộc dòng Sukhoi.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm