Vũ khí laser Mỹ là phương tiện 'đặc trị' tên lửa Zircon Nga?
Nga có 4 hệ thống tác chiến điện tử có khả năng vô hiệu hoá UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ? / Những con số đáng chú ý về kinh tế toàn cầu năm 2021
Vào ngày 15/12, báo chí đã biết đến việc thử nghiệm thành công vũ khí laser Mỹ trên tàu đổ bộ USS Portland (LPD-27) thuộc lớp San Antonio. Con tàu này thuộc Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ và là chiếc đầu tiên được lắp đặt hệ thống laser chiến đấu.
Cuộc thử nghiệm trước đó của tia laser chiến đấu trạng thái rắn LWSD Mk 2 Mod 0 với công suất xấp xỉ 150 kW đã diễn ra vào ngày 16/5 tại Vịnh Aden, nó nhắm vào mục tiêu là máy bay không người lái mô phỏng của Iran.
Bài kiểm tra gần đây đối với tổ hợp laser chiến đấu Mỹ ở Vịnh Aden là một gợi ý về khả năng sẵn sàng chống lại tên lửa siêu thanh. Nếu mọi việc thành công, Washington hy vọng đến năm 2024 hoặc 2025 họ sẽ khắc chế được vũ khí lợi hại nhất của Nga.
Mặc dù vũ khí laser có thể là phương tiện hiệu quả nhất để tiêu diệt mục tiêu siêu thanh, nhưng Lầu Năm Góc cũng gặp phải một vấn đề rất nghiêm trọng - đó là không có khả năng xác định và theo dõi đối tượng di chuyển với tốc độ nhanh.
Vào ngày 16/12, chuyên gia quân sự thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga - ông Sergey Denisentsev trên tờ báo Vzglyad đã đặt câu hỏi về tính hiệu quả của vũ khí laser do người Mỹ thể hiện.
Ông Denisentsev khẳng định rằng khi chống lại các phương tiện bay không người lái thiếu hệ thống bảo vệ, loại vũ khí này sẽ phát huy tác dụng trong những điều kiện nhất định.
Hệ thống dẫn đường của vũ khí laser mặc dù có thể bị chế áp hoặc vô hiệu hóa bởi những tổ hợp tác chiến điện tử tối tân, nhưng các đối thủ của Mỹ với trình độ công nghệ thấp khó có thể chống lại nó.
"Ý nghĩa của cuộc chiến chống lại hệ thống laser chiến đấu là nhằm chế áp cơ chế dẫn đường với sự trợ giúp của tác chiến điện tử và một số phương pháp khác chứ không phải bản thân vũ khí. Do đó, câu hỏi quan trọng là người Mỹ sử dụng hệ thống hướng dẫn nào".
Ông Denisentsev nêu ra câu hỏi và dự đoán rằng người Mỹ, rất có thể không được trang bị hệ thống dẫn đường bằng radar, bởi hoạt động của hệ thống này có thể bị gián đoạn tương đối dễ dàng.
Tuy nhiên một hệ thống quang - điện tử sẽ ít bị tổn thương hơn, mặc dù vậy "nhiệm vụ này hoàn toàn có thể giải quyết được", ông Denisentsev khẳng định một cách chắc chắn.
Đồng thời vị chuyên gia nói thêm rằng hiện nay người Mỹ không giải quyết vấn đề bảo vệ tia laser chiến đấu của họ, mà đang cố gắng tăng hiệu quả tiêu diệt các mục tiêu di chuyển nhanh mà không cần tiêu thụ đạn thông thường.
Ông Denisentsev cũng chỉ ra các vấn đề tự nhiên và một vài yếu tố khác ngăn cản việc trang bị rộng rãi vũ khí laser, khi nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện sử dụng và sức mạnh của nguồn năng lượng.
"Bất kỳ lớp sương mù hoặc khói nào cũng làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng và bạn hoàn toàn có thể quên việc sử dụng tia laser dưới nước. Vũ khí laser có lợi thế cơ bản so với các loại khác chỉ trong không gian", vị chuyên gia kết luận.
Nhưng trước mối đe dọa từ vũ khí laser Mỹ, giới phân tích quân sự Nga cũng cho rằng nước này cần nâng cao hiệu quả của tên lửa siêu thanh, khiến chúng khó bị quan sát hơn để thiết bị ngắm mục tiêu của đối phương bị vô hiệu hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo