Vũ khí

Tìm hiểu máy bay chiến đấu Su-22M4 gặp sự cố ở Yên Bái

DNVN - Su-22M4 được trang bị cặp cánh rất độc đáo có thể xoè ra và cụp vào như “đôi cánh ma thuật” cho tính năng bay tuyệt vời.

Bất ngờ loạt súng trường Nhật Bản mà Việt Nam từng sử dụng / Điểm danh loạt tàu chiến gốc Mỹ mà Việt Nam đang dùng

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, vào lúc 14h29 phút chiều ngày hôm qua (23/4), máy bay chiến đấu Su-22M4 mang số hiệu 5858 do Phi công Phan Thanh Hải điều khiển đã gặp sự cố trong quá trình hạ cánh sau khi hoàn thành huấn luyện bài không vực độ cao trung bình. Nguồn ảnh: Vietnamnet

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, vào lúc 14h29 phút chiều hôm qua (23/4), máy bay chiến đấu Su-22M4 mang số hiệu 5858 do Phi công Phan Thanh Hải điều khiển đã gặp sự cố trong quá trình hạ cánh sau khi hoàn thành huấn luyện bài không vực độ cao trung bình. Nguồn ảnh: Vietnamnet

Khi về hạ cánh, phi công thông báo với sở chỉ huy càng không ra, xin phép xuống thấp để thả càng khẩn cấp. Sau khi thực hiện, càng khẩn cấp ra tốt, tiến hành vào hạ cánh, máy bay tiếp đất chạy xả đà. Nguồn ảnh: PL TPHCM

Khi về hạ cánh, phi công thông báo với sở chỉ huy càng không ra, xin phép xuống thấp để thả càng khẩn cấp. Sau khi thực hiện, càng khẩn cấp ra tốt, tiến hành vào hạ cánh, máy bay tiếp đất chạy xả đà. Nguồn ảnh: PL TPHCM

“Phi công tiến hành thả dù hãm đà theo quy định nhưng do tốc độ hơi lớn, dù hãm đà bị đứt, máy bay vượt ra ngoài bãi hãm cuối đường băng; phi công Phan Thanh Hải nhảy dù an toàn, máy bay có hỏng hóc nhẹ”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng nói. Ngay sau khi nhận được thông tin, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã chỉ đạo Hội đồng Điều tra tai nạn, xác minh kết luận nguyên nhân. Nguồn ảnh: Tiền Phong

“Phi công tiến hành thả dù hãm đà theo quy định nhưng do tốc độ hơi lớn, dù hãm đà bị đứt, máy bay vượt ra ngoài bãi hãm cuối đường băng; phi công Phan Thanh Hải nhảy dù an toàn, máy bay có hỏng hóc nhẹ”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng nói. Ngay sau khi nhận được thông tin, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã chỉ đạo Hội đồng Điều tra tai nạn, xác minh kết luận nguyên nhân. Nguồn ảnh: Tiền Phong

Su-22M4 hiện là một trong những loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất, đóng vai trò chủ lực trong trang bị của Không quân Nhân dân Việt Nam. Những chiếc Su-22M4 bắt đầu được Liên Xô cung cấp cho ta vào cuối những năm 1980. Nguồn ảnh: Jetphotos

Những chiếc Su-22M4 bắt đầu được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam vào cuối những năm 1980. Nguồn ảnh: Jetphotos

Theo các tài liệu của Nga, Su-22M4 là phiên bản xuất khẩu hiện đại nhất của dòng máy bay tiêm kích – bom Su-17 do Sukhoi thiết kế và được các nhà máy quốc phòng sản xuất suốt từ năm 1967 tới tận năm 1990 với số lượng lên tới 2.867 chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia

Theo các tài liệu của Nga, Su-22M4 là phiên bản xuất khẩu hiện đại nhất của dòng máy bay tiêm kích – bom Su-17 do Sukhoi thiết kế và được các nhà máy quốc phòng sản xuất suốt từ năm 1967 tới tận năm 1990 với số lượng lên tới 2.867 chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia

Su-17/22 được thiết kế với cặp cánh cực kỳ độc đáo, gọi là “cánh cụp cánh xoè”. Nghĩa là, cánh máy bay có thể biến đổi hình dạng từ xoè ra tới cụp vào để phù hợp với nhiều chế độ bay khác nhau. Nguồn ảnh: Airliners.net

Su-17/22 được thiết kế với cặp cánh cực kỳ độc đáo, gọi là “cánh cụp cánh xoè”. Nghĩa là, cánh máy bay có thể biến đổi hình dạng từ xoè ra tới cụp vào để phù hợp với nhiều chế độ bay khác nhau. Nguồn ảnh: Airliners.net

 

Ưu điểm của thiết kế cánh cho phép máy bay có thể đạt tốc độ cao ở trần bay thấp với dạng cánh cụp làm giảm đáng kể sức cản của không khí khi bay thấp. Khi cánh xoè ra hết cỡ, tăng lực nâng của máy bay giúp nó cất cánh đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Belgian-Wing

Ưu điểm của thiết kế cánh cho phép máy bay có thể đạt tốc độ cao ở trần bay thấp với dạng cánh cụp làm giảm đáng kể sức cản của không khí khi bay thấp. Khi cánh xoè ra hết cỡ, tăng lực nâng của máy bay giúp nó cất cánh đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Belgian-Wing

Su-22M4 trang bị động cơ tuốc bin phản lực có đốt tăng lực AL-21F3 cho phép nó đạt tốc độ tới 1.400km/h ở trần bay thấp và tối đa 1.860km/h ở trần bay lớn. Nguồn ảnh: Jetphotos

Su-22M4 trang bị động cơ tuốc bin phản lực có đốt tăng lực AL-21F3 cho phép nó đạt tốc độ tới 1.400km/h ở trần bay thấp và tối đa 1.860km/h ở trần bay lớn. Nguồn ảnh: Jetphotos

Máy bay có bán kính chiến đấu hơn 500km với tải trọng trung bình 2 tấn bom hoặc cực đại 2.300km nếu không mang vũ khí mà chỉ lắp thêm thùng dầu phụ, trần bay 14.200m, tốc độ leo cao 230m/s. Nguồn ảnh: Airliners.net

Máy bay có bán kính chiến đấu hơn 500km với tải trọng trung bình 2 tấn bom hoặc cực đại 2.300km nếu không mang vũ khí mà chỉ lắp thêm thùng dầu phụ, trần bay 14.200m, tốc độ leo cao 230m/s. Nguồn ảnh: Airliners.net

Được thiết kế với nhiệm vụ là máy bay tấn công mặt đất, cho nên Su-22M4 không được trang bị hệ thống radar, mà thay vào đó là hệ thống chỉ thị mục tiêu Klyon 54 (đặt dưới mũi) để dẫn đường cho các tên lửa không đối đất và bom có điều khiển bằng laser. Nguồn ảnh:

Được thiết kế với nhiệm vụ là máy bay tấn công mặt đất, cho nên Su-22M4 không được trang bị hệ thống radar, mà thay vào đó là hệ thống chỉ thị mục tiêu Klyon 54 (đặt dưới mũi) để dẫn đường cho các tên lửa không đối đất và bom có điều khiển bằng laser. Nguồn ảnh: Airliners.net

Tải trọng chiến đấu của Su-22M4 là vào khoảng 4 tấn với 12 giá treo cho phép triển khai nhiều loại vũ khí gồm tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom dẫn đường, rocket. Nguồn ảnh: Airliners.net

Tải trọng chiến đấu của Su-22M4 là vào khoảng 4 tấn với 12 giá treo cho phép triển khai nhiều loại vũ khí gồm tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom dẫn đường, rocket. Nguồn ảnh: Airliners.net

 

Cụ thể, với nhiệm vụ tấn công mặt đất, Su-22M4 có thể triển khai tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-25ML, Kh-29T và tên lửa chống radar Kh-28. Hiện Việt Nam có trong trang bị đủ 3 loại tên lửa này. Trong ảnh, Su-22M4 của Việt Nam mang hai tên lửa Kh-25. Nguồn ảnh: Airliners.net

Cụ thể, với nhiệm vụ tấn công mặt đất, Su-22M4 có thể triển khai tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-25ML, Kh-29T và tên lửa chống radar Kh-28. Hiện Việt Nam có trong trang bị đủ 3 loại tên lửa này. Trong ảnh, Su-22M4 của Việt Nam mang hai tên lửa Kh-25. Nguồn ảnh: Airliners.net

Ở hai bên cánh máy bay được lắp khẩu pháo NR-30 cỡ nòng 30mm với cơ số đạn 80 viên/khẩu có thể dùng để tấn công mục tiêu mặt đất hoặc bắn mục tiêu trên không ở cự ly ngắn. Nguồn ảnh: Wikipedia

Ở hai bên cánh máy bay được lắp khẩu pháo NR-30 cỡ nòng 30mm với cơ số đạn 80 viên/khẩu có thể dùng để tấn công mục tiêu mặt đất hoặc bắn mục tiêu trên không ở cự ly ngắn. Nguồn ảnh: Wikipedia

Ngoài ra, Su-22M4 khi cần có thể đảm nhiệm vai trò tiêm kích phòng không với khả năng mang được 2 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60 hoặc K-13. Nguồn ảnh: Airliners.net

Ngoài ra, Su-22M4 khi cần có thể đảm nhiệm vai trò tiêm kích phòng không với khả năng mang được 2 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60 hoặc K-13. Nguồn ảnh: Airliners.net

Vũ khí - khí tài
Thanh Nga
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm