Quốc tế

Wing Loong bị bắn rơi khi trả thù cho Apache

Theo truyền thông Nga, chiếc UCAV của Saudi vừa bị bắn rơi không phải MQ-9 mà là Wing Loong khi đi trả thù cho chiếc trực thăng Apache.

Hệ thống phòng không mới của Iran có “tóm” được máy bay tàng hình Mỹ? / Siêu máy bay ném bom Nga bất ngờ bị tiêm kích Nhật, Hàn áp sát khẩn cấp

Tình huống khiến chiếc máy bay tấn công không người lái (UCAV) Wing Loong (do Trung Quốc sản xuất) thuộc Không quân Saudi Arabia bị bắn rơi khi được điều đi làm nhiệm vụ tấn công lực lượng Houthi ở Yemen để trả thù cho chiếc trực thăng tấn công hạng nặng Apache bị lực lượng này dùng hệ thống tên lửa đất đối không OSA bắn rơi trước đó.

Và khi chưa kịp khai hỏa, Wing Loong đã lọt vào tầm tác chiến của vũ khí phòng không của Houthi và đã bị bắn rơi ngay sau đó.

Điều đặc biệt vũ khí khiến chiếc Wing Loong là nạn nhân vẫn là OSA được NATO định danh là SA-8 Gecko.

Hình ảnh chiếc Apache bị trúng đạn.

Hình ảnh chiếc Apache bị trúng đạn.

Như vậy chỉ trong vòng 2 ngày (từ 30/11 đến 1/12), hệ thống phòng không OSA được sản xuất từ thời Liên xô đã bắn rơi 2 chiếc máy bay tối tân hàng đầu do Mỹ và Trung Quốc sản xuất là Apache và Wing Loong.

Được biết, đạn tên lửa của OSA có trọng lượng 130kg, tốc độ tối đa Mach 2.4. Độ cao hiệu quả tối thiểu/tối đa là 25/5000m. Tầm bắn hiệu quả từ 1.500m đến 12.000m, tuy nhiên sau khi được cải tiến hệ thống điều khiển, tầm bắn hiệu quả tối đa được nâng lên 15000m.

Tên lửa có trọng lượng đầu đạn là 19kg và có bán kính sát thương (ở độ cao thấp) là 5m. Tên lửa có thời gian triển khai là 4 phút, thời gian phản ứng là 26 giây. Radar điều khiển hoả lực LAND ROLL conical-scan fire control radar hoạt động 360 độ ở dải sóng H-band với tầm trinh sát tối đa 35km và tầm hoạt động hiệu quả là 30km.

Dù vẫn đầy sức mạnh nhưng ngoài OSA, trong kho vũ khí phòng không của Houthi còn có nhiều vũ khí được đánh giá là tối tân hơn rất nhiều, trong đó có một số vũ khí do lực lượng này tuyên bố tự phát triển.

 

Hồi cuối tháng 11/2019, phát ngôn viên lực lượng Houthi thiếu tướng Yahya Sari, cho biết, hai tổ hợp Fatir-1 và Thaqib-1 họ tự phát triển đã được sử dụng để bắn hạ một số máy bay chiến đấu và UAV của Liên minh quân sự Arap.

Các chuyên gia quân sự đã xác định tên lửa Fatir-1 là phiên bản sửa đổi nâng cấp của tên lửa có điều khiển 9M336 có đầu tự dẫn radar bán chủ động (SAR), đạn tiêu chuẩn của tổ hợp tên lửa phòng không nổi tiếng SA-6 (Gain Gainful) 2K12 Kub của Liên Xô.

Tổ hợp có tầm bắn 25km và độ cao 8km, phòng không Houthi có thể có được hệ thống này từ kho vũ khí dự trữ của Lực lượng Phòng không Không quân Yemen trước đấy. Dù nhiều thông tin của hệ thống này vẫn được bảo mật nhưng vị đại diện này khẳng định bất kỳ mục tiêu nào lọt vào tầm bắn đều có thể bị vũ khí này bắn hạ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm