Quốc tế

Xuất khẩu tên lửa Iskander chứng tỏ Nga còn vũ khí mạnh hơn gấp nhiều lần?

Xuất khẩu tên lửa Iskander chứng tỏ Nga đã hoặc sắp có một vũ khí mới với sức mạnh vượt trội, tờ báo Baijiahao của Trung Quốc vừa có bài viết nhận định.

WHO: Hơn 3 triệu người tử vong vì COVID-19 trong năm 2021 / Hợp tác với quân đội 109 nước, Nga tuyên bố nỗ lực cô lập của phương Tây sẽ thất bại

“Tổ hợp tên lửa Iskander do Nga chế tạo mang trong mình một đặc điểm khiến Mỹ và NATO cảm thấy vô cùng khó chịu”, tờ báo Trung Quốc Baijiahao mở đầu bài viết.

Là một trong những nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới, Nga có khả năng kiếm hàng tỷ USD từ việc bán các hệ thống chiến đấu của mình trên thị trường quốc tế, trong đó dĩ nhiên bao gồm cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, tổ hợp Iskander-E (phiên bản xuất khẩu dựa trên Iskander-M) sở hữu nhiều tính năng khiến đối phương “lạnh gáy”, vũ khí này có thể trở thành một mặt hàng xuất khẩu lớn của Liên bang Nga, tờ Baijiahao nhận xét.

Thực tế là hệ thống tên lửa Iskander đã được sử dụng trong Quân đội Nga một thời gian dài và qua nhiều năm hoạt động, nó đã trở thành ác mộng cho các quốc gia NATO.

Đạn tên lửa 9M723 của tổ hợp có tầm bắn ấn tượng khoảng 500 km. Vài năm trước, Nga đã triển khai một số khẩu đội Iskander-M ở khu vực Kaliningrad, thông qua đó giữ Ba Lan cũng như một phần đáng kể của nước Đức trong tầm ngắm.

Sau khi dỡ bỏ Hiệp ước INF, giới chức quân sự Mỹ lo ngại rằng Nga sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của Iskander, và sau đó vũ khí trên sẽ có thể tiếp cận các căn cứ quan trọng nhất của nước này nằm tại châu Âu.

Sức mạnh của tên lửa lớn đến mức chỉ cần một cú đánh chính xác, đầu đạn của nó đủ để biến một mục tiêu quân sự lớn thành “đống phế liệu”. Trước thực tế trên, phương Tây cũng tỏ ra rất lo ngại về phiên bản xuất khẩu Iskander-E mặc dù đã bị cắt giảm tính năng.

“Nhiều quốc gia quan tâm đến Iskander, nhưng Nga không tiết lộ tên của những đối tác tiềm năng. Có thể trong số đó có các quốc gia như Ấn Độ, Iran và Syria”, nhà phân tích của Baijiahao nhấn mạnh.

Cần lưu ý thêm đó là ban đầu Nga không tính đến khả năng xuất khẩu Iskander, họ dự định biến hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật này trở thành vũ khí độc quyền dành riêng cho Quân đội Nga.

Tuy nhiên theo thời gian, khái niệm nói trên đã thay đổi và dự báo không lâu nữa, các hệ thống tên lửa nói trên sẽ trở thành một trong những mũi nhọn xuất khẩu chính của tổ hợp công nghiệp - quốc phòng Nga.

Tại Trung Quốc, họ tin rằng việc Liên bang Nga từ chối độc quyền đối với Iskander có nghĩa là đang tồn tại một vũ khí mới trên đường phát triển, sở hữu các đặc tính vượt trội so với người tiền nhiệm.

"Có vẻ như Nga đã phát triển các tên lửa tầm ngắn mạnh hơn và chúng sẽ sớm thay thế Iskander", tờ báo Trung Quốc đưa ra dự đoán.

Theo giới quan sát, đó có thể là một phiên bản nâng cấp sâu được thực hiện với Iskander-M bằng cách bổ sung đạn tên lửa thế hệ mới, giúp tầm bắn của nó vượt ra ngoài phạm vi 500 km, đi kèm với hệ thống dẫn đường tinh vi hơn và có khả năng thực hiện đường bay rất khó đoán.

Nhưng cũng không loại trừ viễn cảnh sẽ có một loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới được Nga phát triển dựa trên động cơ đẩy của đạn 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M nhưng sẽ mang đầu đạn dạng tàu lượn siêu vượt âm giống như DF-17 của Trung Quốc.

Vũ khí - Khí tài

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm