Quốc tế

Xung đột tại Dải Gaza - Cú sốc cho kinh tế toàn cầu?

Kinh tế toàn cầu vẫn chưa vượt qua giai đoạn nhạy cảm và một cú sốc về địa chính trị lúc này tại Dải Gaza có thể sẽ gia tăng thêm sự lo ngại.

Phương Tây lo ngại Nga sắp thử tên lửa hành trình hạt nhân 9M730 Burevestnik ở Bắc Cực / Tháp pháo UT30MK2 của Israel có gì mới?

Tác động trực tiếp lên kinh tế Israel

Theo nhận định,xung đột tại Dải Gazalần này sẽ có những tác động kinh tế khác biệt so với sự kiện Nga - Ukraine. Mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất của Trung Đông là dầu mỏ. Còn kinh tế Israel thì nổi bật nhất là lĩnh vực công nghệ và khởi nghiệp, vì vậy tác động kinh tế sẽ khác với Ukraine.

Trước hết, nói về thiệt hại kinh tế nhìn từ góc độ trong chính Israel. Sau xung đột thì nguồn thu từ du lịch và du khách nước ngoài tại Israel là sẽ cạn kiệt. Ít nhất là phải ổn định tình hình du khách mới quay lại.

Các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Microsoft, Google đều có trụ sở nghiên cứu đặt ở Israel. Riêng tập đoàn Intel còn đang mở một cơ sở sản xuất cách Dải Gaza có 30 phút di chuyển. Rất có thể các nhân viên công nghệ này sẽ phải làm việc từ xa không đến văn phòng được vào lúc này.

Xung đột tại Dải Gaza - Cú sốc cho kinh tế toàn cầu? - Ảnh 1.

Xung đột tại Dải Gaza lần này sẽ có những tác động kinh tế khác biệt so với sự kiện Nga - Ukraine. (Ảnh: AP)

Còn ngay sau khi xung đột bùng phát, thị trường chứng khoán và trái phiếu Israel đã lao dốc mạnh, trong đó chỉ số chính của sàn chứng khoán Tel Aviv giảm khoảng 6% trong cả tuần. Ngân hàng Trung ương Israel cho biết, sẽ bán 30 tỷ USD ngoại hối để hỗ trợ đồng nội tệ Shekel, nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn đà sụt giảm của đồng tiền này.

Theo Ngân hàng Hapoalim, tổn thất mà cuộc xung đột gây ra cho nền kinh tế Israel có thể lên tới gần 7 tỷ USD, trong đó bao gồm chi phí điều động 300.000 quân dự bị - những người phải rời bỏ thị trường việc làm, chi phí khôi phục cơ sở hạ tầng, nhà ở, giải quyết các vấn đề sau xung đột…

Tổn thất có thể lớn hơn nữa nếu xung đột kéo dài, gây ảnh hưởng lên các nền kinh tế và buộc Chính phủ Israel phải vay thêm vốn trong môi trường lãi suất cao, làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt ngân sách.

Xung đột Dải Gaza tác động như thế nào tới khu vực Trung Đông?

 

Gần đây Thủ tướng Israel Netanyahu đã liên tục nhắc đến một viễn cảnh bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia - quốc gia vẫn được xem là đứng đầu trong thế giới Arab. Viễn cảnh ấy nếu đạt được thì sẽ mang lại một Trung Đông ổn định, thịnh vượng hơn nhiều so với hiện nay.

Phản ứng của thế giới Arab đối với cuộc chiến giữa Israel và Hamas cho tới lúc này là tương đối kiềm chế, cơ bản hướng đến kêu gọi các bên chấm dứt xung đột. Nhưng rõ ràng nếu cuộc chiến còn kéo dài, nếu thương vong dân thường tiếp tục tăng lên không khác được nó sẽ trở thành rào cản khó vượt qua để thế giới Arab tiến gần hơn với Israel.

Giới quan sát khu vực cho rằng Israel hiện cũng muốn giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể để không cản trở những mục tiêu xa hơn trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ với thế giới Arab, từ đó mà phá thế cô lập tại khu vực hiện nay.

Nhưng như chính Bộ trưởng Quốc phòng Israel cũng thừa nhận, chiến dịch này đã kéo dài hơn nhiều những gì họ nghĩ. Israel sau những thiệt hại vừa qua thì họ không thể phản ứng một cách hời hợt. Nhưng kéo dài cũng là điều hoàn toàn không có lợi.

Tình hình sẽ còn phức tạp hơn nhiều nếu cuộc chiến hiện nay bị leo thành thành một cuộc chiến ủy nhiệm, với sự tham gia của các lực lượng bên ngoài như Hezbollah tại Lebanon, hay một số lực lượng vũ trang tại Syria.

 

Giới chức Mỹ nhìn nhận về cuộc xung đột

Thị trường dầu đã chịu tác động ngay lập tức ngay khi xung đột tại Dải Gaza xảy ra. Dầu là huyết mạch của rất nhiều ngành nghề. Giá dầu mà tăng cao quá lại dẫn tới nguy cơ lạm phát. Chính vì thế mà diễn biến tại Dải Gaza rất được thị trường toàn cầu quan tâm, trong đó có nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ. Vậy giới chức Mỹ nhìn nhận thế nào về sự kiện lần này?

Bà Janet Yellen phát biểu rằng, thực ra tác động từ xung đột lần này lên triển vọng kinh tế toàn cầu không đáng kể. Bà Janet có lẽ cũng chung quan điểm với nhiều chuyên gia kinh tế khi đánh giá về cuộc xung đột với quy mô như hiện nay và tính đến thời điểm này.

Bloomberg Economics ước tính, với quy mô xung đột như hiện nay, dầu thô sẽ chịu áp lực tăng giá thêm 4 USD/thùng, lạm phát toàn cầu tăng 0,1 điểm %, còn GDP toàn cầu giảm 0,1 điểm %. Như vậy, có thể thấy tác động là rất ít.

Nhưng kịch bản xấu nhất họ đưa ra chẳng may xung đột lan rộng ra Trung Đông (một số nước xuất khẩu dầu lớn có đối đầu trực tiếp) thì dầu có thể tăng thêm 64 USD/thùng, tăng trưởng GDP toàn cầu có thể sụt mất 1 điểm %. Thậm chí có thể dẫn tới suy thoái toàn cầu. Nhưng các nhà phân tích nhận định đây là điều khó xảy ra vì nó quá nguy hiểm cho an ninh toàn cầu và chắc chắn không nước nào muốn xảy ra.

 

Xung đột tại Dải Gaza - Cú sốc cho kinh tế toàn cầu? - Ảnh 2.

Thị trường dầu đã chịu tác động ngay lập tức ngay khi xung đột tại Dải Gaza xảy ra. Ảnh minh họa.

Có những chuyên gia thậm chí nói là xung đột có khả năng khiến FED chùn lại trong việc tăng lãi suất. Các chuyên gia này có lẽ lo về việc kinh tế toàn cầu hay kinh tế Mỹ nói riêng sẽ lâm vào suy thoái nếu kịch bản xấu nhất xảy ra và khi đó FED sẽ không thể tăng lãi suất tiếp.

Nhưng suy đoán đó lại đang đi ngược với thực tế. Bởi nếu xung đột kéo dài hay lan rộng, nguồn cung dầu giảm, giá dầu tăng cao, lạm phát tăng trở lại, FED buộc phải tính tới chuyện tăng lãi suất để đối phó với lạm phát hoặc ít nhất sẽ không hạ lãi suất trong ngắn và trung hạn.

 

Biên bản cuộc họp tháng 9 của FED, được công bố hồi giữa tuần cho thấy hầu hết quan chức FED nhận định có thể cần tăng lãi suất thêm 1 lần nữa. Và một số cho rằng lãi suất cao được duy trì bao lâu sẽ phụ thuộc vào tốc độ hạ nhiệt của lạm phát.

Theo công bố ngày 12/10, lạm phát thường niên trong tháng 9 của Mỹ tiếp tục tăng ở mức 3,7%, nghĩa là không tăng, không giảm so với mức của tháng 8. Vì thế, các quyết định tiếp theo của FED thế nào còn phải dựa trên số liệu của các tháng tiếp theo.

Các nền kinh tế châu Á phản ứng với xung đột tại Dải Gaza

Không chỉ các nền kinh tế Trung Đông hay Mỹ, nhiều nền kinh tế châu Á đã nhanh chóng có những phản ứng đề phòng những rủi ro kinh tế trong tương lai.

Bà Ngozi Okonjo-Iweala - Giám đốc Tổ chức thương mại thế giới cho biết: "Mối lo lớn nhất của chúng tôi là nếu xung đột ngày càng lan rộng, khi đó thương mại toàn cầu sẽ chịu tác động vô cùng, vô cùng lớn".

 

Đây không chỉ là cảnh báo của Giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO), mà còn là nhận định của nhiều quốc gia khác, trong đó bao gồm cả các quốc gia tại khu vực châu Á.

Hàn Quốc không có trữ lượng dầu mỏ lớn và phải phụ thuộc vào các chuyến hàng dầu mỏ nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình. Theo số liệu của chính phủ, nước này nhập khẩu 67% dầu thô và 37% xăng từ Trung Đông.

Nguy cơ giá dầu tăng có thể tác động đến chỉ số lạm phát tại Hàn Quốc, khi giá tiêu dùng trong tháng 9 của Hàn Quốc đã tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cam kết sẽ giám sát nền kinh tế để phòng tránh các tác động tiềm tàng. Bộ trưởng Công nghiệp của nước này cũng đề xuất khả năng dự trữ nguồn cung dầu để đề phòng nguy cơ thiếu hụt.

Tương tự như quốc gia láng giềng, theo báo cáo thường niên của Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng Nhật Bản, 94% lượng dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản đến từ Trung Đông trong năm 2022.

 

Để phòng tránh trường hợpnguồn cung xăng dầutừ Trung Đông bị gián đoạn, ngay ngày 8/10, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản đã gặp gỡ với người đồng cấp của Australia tại Melbourne để bàn về an ninh năng lượng, khi Australia là nhà cung cấp khí hóa lỏng LNG v than lớn nhất cho Nhật Bản.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã có mặt tại Bruinei để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cho biết có thể sẽ mở rộng các khoản trợ cấp hiện có đối với hóa đơn nhiên liệu và điện cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ nếu giá năng lượng tăng cao.

Các quốc gia khu vực Đông Nam Á cũng có sự lo ngại nhất định, khi họ có khá nhiều công dân đang sinh sống và lao động tại Israel. Ví dụ như Thái Lan, ước tính có tới 30.000 công dân đang làm việc tại Israel.

Ông Biresh Banerjee - Phóng viên kênh truyền hình DW News cho biết: "Các quốc gia khác như Phillippines với 30.000 lao động tại Israel. Ấn Độ với 18.000 lao động tại Israel cũng đang tìm cách đưa công nhân về nước".

Theo các nhà quan sát, phần lớn người lao động Phillipiines tại Israel làm nghề nhân viên chăm sóc gia đình, nhân viên y tế chăm sóc người già, người bệnh và người khuyết tật. Khoản thu nhập khổng lồ mà người Philippines gửi về nước năm ngoái lên tới mức cao nhất mọi thời đại là 36,14 tỷ USD. Do vậy vẫn có một số trường hợp người xuất khẩu lao động vẫn chưa muốn rời khỏi khu vực này.

 

Anh Jeremiah Supan - Người Phillippines làm việc tại Israel cho biết: "Tôi chưa muốn quay trở lại Phillippines vào thời điểm này. Nếu về nhà, cuộc sống vẫn sẽ khó khăn, tôi không có khả năng nuôi gia đình mình".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm