Quỹ bảo lãnh tín dụng có cứu được doanh nghiệp?
PV: Một trong những vấn đề của năm 2014 được nhắc nhiều đến đó là việc tiếp cận nguồn vốn của các DN, đặc biệt là DNNVV. Vậy trong năm nay, Chính phủ sẽ có những giải pháp nào để khơi thông nguồn vốn tạo cơ hội phát triển cho DN, thưa ông?
Ông Nguyễn Trọng Hiệu: Năm 2014 các DNNVV có thêm cơ hội mới khi quỹ phát triển DNNVV (thành lập 7/4/2013) đi vào hoạt động.Quỹ tập trung vào các DN có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực ưu tiên của cả nước, như xuất khẩu, chế biến nông sản… cho vay với lãi suất ưu đãi thông qua lãi suất trung bình của 5 ngân hàng thương mại lớn nhất.
Vấn đề thứ hai là vừa qua Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định 58 thay thế quyết định 193 trước đây về quỹ tín dụng cho DNNVV, qua đó tạo điều kiện để các địa phương đẩy nhanh việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
Thứ ba là triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho ngân hàng phát triển Việt Nam. Những giải pháp đó tạo điều kiện cho các DN có những dự án tốt được tiếp cận nguồn vốn để phát triển.
PV: Một trong các giải pháp được nhiều DN quan tâm là vấn đề về kích cầu. Ông có thể cho biết những giải pháp kết hợp mà Chính phủ thực hiện trong năm tới?
Ông Nguyễn Trọng Hiệu: Hiện nay, Chính phủ quan tâm nhất là tạo môi trường thuận lợi cho DN tham gia vào các dự án, vào các chương trình, kể cả chương trình đầu tư hạ tầng.
Vừa qua Luật Đấu thầu được thông qua, trong đó có một những phần ưu đãi cho DNNVV nếu như có điều kiện tham gia vào đấu thầu công khai và có thể giành những thị trường nhất định cho DNNVV nếu đảm bảo được hàng hóa, dịch vụ, chất lượng cũng như thời hạn cung cấp.
Ngược lại các DN cũng phải tích cực nắm bắt cũng như tìm hiểu chính sách, đồng thời nâng cao năng lực quản trị của mình thì mới có thể tiếp cận vào các nội dung.
Còn dự án đầu tư khác, Bộ KHĐT đang chủ trì với các bộ ngành nghiên cứu sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Tư tưởng của Chính phủ chỉ đạo là làm sao tạo thuận lợi nhất để thu hút các nguồn vốn đầu tư của tư nhân và nước ngoài, chú trọng đầu tư nội địa.
Tôi nghĩ rằng với những giải pháp về chính sách như thế, quy định trong luật như thế thì các DN rất thuận lợi để có kinh phí, có nguồn lực để đầu tư. Trong tháng 12 vừa qua, qua khảo sát 1 số DN ở Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Nội... chúng tôi thấy có nhiều DN tư nhân, DNNVV có tiềm năng, thực tế họ không khó khăn về nguồn vốn. Cũng đã có nhiều ngân hàng đến mời vay vốn với lãi suất 8-9% nhưng họ chưa vay. Bởi vì bản thân việc sử dụng nguồn lực của họ có hiệu quả đã là vấn đề rất cần thiết rồi.
Chúng ta cũng thấy trong cơ cấu về DN Việt Nam chỉ có 2,2% là DN vừa, có vốn trên 100 tỷ, 3% là DN nhỏ nghĩa là cũng rất ít, còn trên 60% là DN siêu nhỏ. Thông thường những DN siêu nhỏ đó thì những vấn đề như báo cáo tài chính, quản trị DN còn nhiều bất cập cho nên khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng cũng như bên ngoài.
Vừa qua, Chính phủ Việt Nam được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện dự án đổi mới sáng tạo đối với người nghèo, trong đó chú trọng tới nguồn vốn cho vay DN đưa các sáng tạo, đổi mới, công nghệ để thay đổi đầu tư, thay đổi hoạt động kinh doanh của cộng đồng thu nhập thấp được tăng lên.
Tổng thể có rất nhiều thuận lợi cho DN, vấn đề DN có biết để khai thác để vươn lên hay không. Thông thường tôi có cảm nhận DN chưa để tâm, chưa hiểu biết. Điều tra, có gần 80% DN không biết chính sách gì của Chính phủ đối với DN. Trong đó có mặt yếu của cơ quan quản lý, sở ban ngành địa phương chưa thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin cho DN.
Ngược lại có thông tin tương đối tốt, nhiều DN có Internet, việc tiếp cận dễ nhưng năng lực tiếp nhận, khả năng xử lý thông tin chưa tốt.
PV: Liên quan đến nội dung cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư khi Việt Nam tham gia EU, TPP, có sự di chuyển dòng vốn sang Việt Nam. Bộ KHĐT có giải pháp nào để khuyến khích DN hấp thu những dòng vốn này?
Ông Nguyễn Trọng Hiệu: Tôi cho rằng sự chuẩn bị của DN Việt Nam để tiếp cận không gian kinh tế mở sắp tới khi các Hiệp định TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập là việc rất cần thiết. Bởi rõ ràng đó là những cơ hội lớn, khi các DN có thể đầu tư, kinh doanh nguồn vốn, dịch vụ, kể cả lao động lành nghề.
Tuy nhiên ngược lại các DN chịu thách thức cao khi nước ngoài tiến vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh, đòi hỏi cao với các DN.
Hiện nay, Bộ KHĐT đang xây dựng 1 thông tư mới thay thế thông tư 05 về hỗ trợ đào tạo nhân lực cho DNNVV.
Tôi cho rằng trước hết các DN phải có khả năng nhận thức, xây dựng kế hoạch kinh doanh mới có thể tiếp nhận điều kiện tốt và phát triển. Năng lực cạnh tranh Việt Nam tuy năm 2013 được tăng lên nhưng một số yếu tố chính để tạo nên năng lực cạnh tranh thì còn rất thấp. Thí dụ, trong khi chúng ta tăng 5 bậc thì Indonesia tăng gần 10 bậc, nhiều chính sách của họ đã đi vào thực tế hơn chúng ta.
Điều đó cũng nói lên việc nhiều chính sách của chúng ta có tiến triển, nhưng đi vào thực tế còn chậm, chưa hiệu quả. Vai trò của các Hiệp hội chưa phát huy được hết, mới chỉ gắn kết, tuyên truyền quảng bá còn việc đưa tới các kiến thức, điều kiện tốt cho DN còn hạn chế.
Trân trọng cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh