Quy chế tuyển sinh 2018, hướng tới công bằng hơn cho thí sinh
Xung quanh việc bỏ điểm sàn trong kì tuyển sinh năm nay, vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng hay không là việc nhiều người quan tâm.
Theo đại diện các trường, việc cho phép thí sinh (TS) đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng và không phân biệt thứ tự nguyện vọng đăng ký trong cùng một ngành là tạo cơ hội lựa chọn tối đa cho TS.
Tuy nhiên, nếu có sự phân biệt giữa các thứ tự nguyện vọng trong cùng một ngành, chắc chắn TS sẽ có định hướng nghề nghiệp ở nguyện vọng 1. Do cố gắng để tìm bằng được một chỗ ngồi trong giảng đường ĐH nên TS mới duy trì việc đăng kí như trên.
Vì vậy cần có quy định ưu tiên hơn cho TS đăng ký xét tuyển bằng nguyện vọng 1. Ở những nguyện vọng còn lại, điểm trúng tuyển có thể cao hơn hoặc cần thêm tiêu chí phụ khi xét trúng tuyển.
Th.S Phạm Thái Sơn, Phó GĐ Trung tâm Tuyển sinh và Dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, Quy chế tuyển sinh năm nay vẫn cần xem xét lại một số điểm.
Đó là các trường năm 2018 được tự xác định ngưỡng đầu vào là quy định “mở”, sẽ giúp các trường chủ động hơn trong việc tuyển sinh. Xét về nguyên tắc, đây cũng là hướng đi hợp lý khi các trường thực hiện quyền tự chủ ĐH.
Tuy nhiên, quy định này cũng sẽ có một điểm bất lợi vì sẽ khó quản lý chất lượng đầu vào. Không loại trừ trường hợp vì "vơ bèo, vạt tép" mà có trường hạ điểm trúng tuyển xuống mức thấp hơn điểm sàn tối thiểu các năm để thu hút người học. Như vậy, nếu đã thả lỏng đầu vào thì phải kiểm soát chất lượng đầu ra.
Bỏ quy định điểm sàn tại sao hợp lý? Th.S Thái Sơn phân tích: Do phản ứng quá nhiều của các trường cao đẳng trong 2 năm qua mà Bộ phải duy trì điểm sàn, còn đáng ra không cần giữ. Vì ngoài nhiều phương án xét tuyển, các trường nhất là trường tốp trung chưa bao giờ lấy điểm xét tuyển thấp hơn mức điểm sàn cả.
Ngoài ra, quy định năm nay, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân, trong khi năm trước lấy đến 0,25 không quy tròn điểm. Việc "siết" làm tròn điểm sẽ giúp các trường không phải xét thêm các tiêu chí phụ.
Ngưỡng điểm đầu vào theo hướng để các trường tự chủ là hợp lý. Đây chính là để "nhận diện" ra thương hiệu của các trường. Các trường có điểm ngưỡng đầu vào tốt sẽ tạm yên tâm chất lượng. Vì những trường có uy tín sẽ không đưa ra mức điểm quá thấp tự hạ thương hiệu của mình.
Khi làm thủ tục xét tuyển, TS nên nhìn vào ngưỡng điểm xét tuyển đầu vào của các trường năm trước, từ đó coi đây như một kênh để định dạng uy tín giảng dạy, học tập mà trường mình nhắm tới.
Riêng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh luôn duy trì có 2 phương thức xét tuyển: một là kết quả THPT, hai là điểm 3 môn thi theo tổ hợp. Chắc chắn, ngưỡng điểm xét tuyển năm nay - 2018 cũng không thấp hơn điểm xét tuyển năm ngoái, ít nhất là cũng bằng mức của năm ngoái.
Đối với một số ngành được coi là thế mạnh trong trường thì điểm vào sẽ cao hơn ngưỡng mức điểm sàn năm ngoái 2 điểm. Riêng các ngành tuyển học theo hệ quốc tế và ngành chất lượng cao trong trường sẽ xét vào mức thấp nhất là 17-18 điểm.
Quy chế mới tuyển sinh 2018 đưa ra bỏ quy định điểm ưu tiên với khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Ngoài việc bỏ ưu tiên khu vực, quy chế tuyển sinh 2018 cũng điều chỉnh về chênh lệch điểm ưu tiên.
Cụ thể, điểm ưu tiên đối tượng được giữ nguyên với mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1 điểm. Riêng với mức chênh lệch giữa hai khu vực kế tiếp thì giảm từ 0,5 điểm theo quy chế các năm trước xuống chỉ còn mức: 0,25 điểm.
Th.S Phạm Thái Sơn cho rằng, với mức được cộng thêm điểm giữa các khu vực cách nhau 0,5 điểm là quá nhiều. Vấn đề này đã được các ban, ngành, dư luận nêu ra nhiều trong các kì thi vừa qua. Vì vậy việc giảm điểm ưu tiên khu vực này là hợp lý.
Thực tế trong kì thi năm ngoái, do mức điểm ưu tiên và TS không được cộng ưu tiên chênh quá lớn nên năm ngoái Trường ĐH Y có nhiều em đạt tối đa 30 điểm 3 môn mà không đậu. Hy vọng chính sách rút ngắn điểm ưu tiên năm nay sẽ tạo cơ hội thật sự cho những TS có năng lực, thực hiện ước mơ thi đậu vào trường Y.
Tuy nhiên, song song với việc giảm điểm này, Bộ cần thực hiện rà soát, sắp xếp lại các khu vực theo mức ưu tiên hợp lý hơn với điều KT-XH các vùng miền. Giảm điểm nhưng vẫn duy trì danh mục khu vực ưu tiên như cũ thì chính sách vẫn chưa đồng bộ, chưa thực sự tạo được công bằng. Lượng người được hưởng ưu tiên giảm đi sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho những thành phần còn lại.
Trong năm 2017, tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT quốc gia, phổ điểm học sinh các tỉnh na ná nhau không có chênh lệch nhiều. Vì vậy, nếu thí sinh được hưởng quyền ưu tiên sẽ không còn hợp. Riêng đối tượng ưu tiên năm nay vẫn giữ nguyên nên không ảnh hưởng đến chính sách đền ơn đáp nghĩa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Tài chính: Giá hàng hóa cận Tết không có biến động bất thường
Tinh gọn bộ máy: Đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới
Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân
Người Việt tại Anh rộn ràng đón Tết Nguyên đán
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ đêm 27/1 – 2/2, có nơi dưới 3 độ C
Cảm hứng từ hành trình hướng tới thịnh vượng của Việt Nam