Quy định hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân
Theo đó, Thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới là thương nhân Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới, thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Trên cơ sở đề xuất của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới xin ý kiến Bộ Công Thương về danh sách thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo tiêu chí như: Ưu tiên thương nhân có trụ sở đăng ký kinh doanh hoặc Chi nhánh hạch toán độc lập tại tỉnh biên giới; Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới rà soát tình hình tuân thủ quy định pháp luật của thương nhân trong danh sách để điều chỉnh, bổ sung.
Thông tư 52 cũng quy định hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg.
Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới là các mặt hàng tài nguyên, khoáng sản, mặt hàng bình ổn giá. Hàng hóa không có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam chỉ được xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong thời gian cụ thể do UBND các tỉnh biên giới thông báo.
Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài danh mục quy định chỉ được nhập khẩu trong thời gian cụ thể do UBND các tỉnh biên giới thông báo. UBND các tỉnh biên giới có trách nhiệm xin ý kiến Bộ Công Thương về mặt hàng và thời gian cụ thể đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
Danh mục các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được UBND các tỉnh biên giới lập theo đúng quy định. Trong trường hợp cửa khẩu phụ, lối mở biên giới bị ùn tắc do quá tải hoặc ách tắc, UBND các tỉnh biên giới thực hiện điều hành, ưu tiên xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm tươi sống, các mặt hàng nông sản mau hỏng hoặc tạm ngưng xuất khẩu các mặt hàng không có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, UBND các tỉnh biên giới có thể áp dụng biện pháp tạm ngưng nhập khẩu hàng hóa.
Thông tư 52 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2016.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động