Quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Theo đó, Thông tư quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu; pha chế; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
Thông tư này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Thông tư nêu rõ, về nguyên tắc quản lý tỷ lệ hao hụt xăng dầu, tỷ lệ hao hụt xăng dầu quy định tại Thông tư là tỷ lệ hao hụt xăng dầu tối đa. Hao hụt xăng dầu được quản lý, tổ chức, hạch toán, quyết toán đối với từng sản phẩm xăng khoáng RON95, RON92, xăng sinh học E5, E10, etanol nhiên liệu E100, dầu hỏa (KO), nhiên liệu bay JET A-1, dầu điêzen (DO 0,05% S), (DO 0,25% S), nhiên liệu đốt lò (FO). Số lượng và giá trị hao hụt của các sản phẩm không được bù trừ lẫn nhau trong một kỳ quyết toán.
Riêng đối với xăng dầu được bơm chuyển trên cùng một hệ thống đường ống công nghệ, phần sản phẩm lẫn được bù trừ về số lượng. Trường hợp xảy ra hao hụt bất thường lớn hơn quy định tỷ lệ hao hụt tại Thông tư này, thương nhân kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm xác định nguyên nhân gây ra hao hụt và có biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn và giảm thiểu tới mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra.
Thông tư cũng quy định về tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn nhập; tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn xuất; tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn tồn chứa; tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong công đoạn xúc rửa; tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong công đoạn pha chế; tỷ lệ hao hụt xăng dầu vận chuyển; tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn chuyển tải và tỷ lệ hao hụt xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu, thương nhân kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm tổ chức quản lý hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; xây dựng, ban hành quy định cụ thể về tỷ lệ hao hụt xăng dầu nhưng không được cao hơn tỷ lệ hao hụt quy định tại Thông tư này; xây dựng, ban hành quy định về hao hụt xăng dầu trong các hoạt động kinh doanh xăng dầu và tự chịu trách nhiệm về hao hụt xăng dầu trong các hoạt động kinh doanh xăng dầu của mình.
Đồng thời, thống kê lượng hao hụt xăng dầu hằng năm báo cáo về Bộ Công Thương (thông qua Vụ Thị trường trong nước) để phục vụ quản lý Nhà nước về hao hụt xăng dầu; Chấp hành các yêu cầu quản lý Nhà nước có liên quan đến tỷ lệ hao hụt xăng dầu quy định tại Thông tư này; Tổ chức hạch toán chi phí kinh doanh định mức theo tỷ lệ hao hụt kinh doanh xăng dầu được quy định tại Thông tư này; tổ chức khảo sát, nghiên cứu, đánh giá hao hụt xăng dầu, kiến nghị Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các nội dung chưa phù hợp nếu có.
Thông tư số 43/2015/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/5/2016.
Chi tiết Thông tư xin mời xem tại đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu
Rạng Đông Holding RDP bị nhắc nhở chậm công bố thông tin
Giá heo hơi ngày 2/11/2024: Tăng, giảm trái chiều tại miền Bắc và miền Nam
CEO Adsota gợi ý 'chìa khóa' giúp các chiến dịch marketing du lịch thành công
Giá ngoại tệ ngày 2/11/2024: USD tăng lên mốc 104,32 điểm
Giá nông sản ngày 2/11/2024: Vì sao cà phê và hồ tiêu đồng loạt giảm giá?