Quy trình xây dựng một dự án CDM?
Trên bình diện quốc tế, để triển khai và giám sát dự án CDM ở mỗi quốc gia, cần thiết có một Ban chấp hành (được thành lập theo Nghị định thư Kyoto và hiện tại gồm 10 quốc gia thành viên) thực hiện chức năng duy trì việc đăng ký và giám sát CDM. Đối với mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia CDM phải thành lập một Cơ quan quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầu mối để phối hợp với quốc tế.
Yêu cầu cho việc xây dựng một dự án CDM được nhấn mạnh đến tính cụ thể, xác thực và có thể thu được kết quả rõ ràng (có thể đo đếm được). Về mặt cấu trúc, nói chung một dự án CDM sẽ được triển khai qua 7 bước, hình thành nên một quy trình thống nhất như mô tả dưới đây:
QUY TRÌNH DỰ ÁN CDM
1. Thiết kế và xây dựng dự án
2. Phê duyệt quốc gia
3. Phê chuẩn/đăng ký
4. Tài chính dự án
5. Giám sát
6. Thẩm tra/chứng nhận
7. Ban hành CERs
Phương pháp luận chủ yếu để tính toán hiệu quả của dự án CDM là so sánh giữa lượng phát thải ước tính của dự án với các phát thải tham chiếu (gọi là phát thải đường cơ sở). Mặc dù hiện nay có 3 phương pháp luận đường cơ sở phổ biến, nhưng ở Việt Nam thực tế chỉ áp dụng được một phương pháp, đó là dựa trên số liệu các phát thải hiện tại hoặc trong quá khứ thích hợp (phương pháp nội suy).
End of content
Không có tin nào tiếp theo