RCEP: Cơ hội, thách thức đối với cộng đồng kinh tế ASEAN
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực – RCEP là ý tưởng được khởi xướng bởi các nước Đông Á. Mục tiêu là tích hợp các hiệp định thương mại tự đo (FTA) khác nhau thành một hiệp định toàn diện để tối đa hóa các lợi ích kinh tế. RCEP dự kiến sẽ kết thúc đàm phán vào cuối năm 2015 và đi vào thực thi ngay sau đó.
Cho tới nay, ASEAN và các đối tác đã tổ chức 5 phiên đàm phán và 2 phiên họp cấp bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN năm 2013 và 2014; đồng ý sẽ đàm phán 7 lĩnh vực, gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh và giải quyết tranh chấp.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình hành động Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam 2014 với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các nước Camphuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, góp phần vào việc thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên ASEAN.
Các tham luận của các chuyên gia kinh tế chia sẻ những cơ hội và thách thức của các nước ASEAN và Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam trong quá trình thực hiện hóa RCEP, tình hình hợp tác trong các ASEAN và vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên; cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 và triển vọng phát triển thị trường du lịch giữa các nước thành viên ASEAN và các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.
Theo đại diện Bộ Công Thương, các nước Đông Á là các đối tác kinh tế lớn của nước ta xét cả về kim ngạch và tỷ trọng thương mại. Kim ngạch XNK của Việt nam đối với các nước này tăng dần qua các năm và tiếp tục có xu hướng gia tăng. Các nước Đông Á chiếm tới 58,3% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Đặc điểm lớn nhất trong quan hệ kinh tế giữa các nước Đông Á với Việt Nam là mức độ hội nhập cao, quan hệ thương mại chặt chẽ, nước ta phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế trong khu vực về các nguồn nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, công nghệ, đầu tư và tài chính.
Từ năm 2006 đến năm 2013, kim ngạch hai chiều Việt Nam và Đông Á tăng từ 49,7 tỷ USD lên 154 tỷ USD, tức là tăng 3 lần, với mức tăng trung bình hàng năm 17,5%.
Đông Á là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của nước ta, với kim ngạch trên 58 tỷ USD năm 2013, tương đương 44% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với trị giá gần 96 tỷ USD, chiếm 73% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Đông Á còn là nguồn cung cấp chính đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2013, FDI của các nước Đông Á vào Việt Nam đạt 124 tỷ USD, chiếm 54% tổng số vốn FDI của Việt Nam. Xu thế đầu tư này có thể còn gia tăng trong những năm tới đây, đặc biệt trong bối cảnh một số nước như Nhật Bản có xu hướng chuyển dịch đầu tư khỏi Trung Quốc.
Ông Claudio Dordi, Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn Dự án EU-Mutrap, các nhà xuất khẩu vào Việt Nam cũng phải đối mặt với những rào cản đáng kể đối với các mặt hàng cụ thể, đáng chú ý nhất là rượu và các sản phẩm thuốc lá, xe mô tơ và xe máy.
Theo ông Claudio Dordi, Việt Nam sẽ thu được lợi ích khi tăng cường các FTA hiện tại. Việt Nam cũng có thể tổn thất do chệnh hướng thương mại nếu Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tự do hóa thương mại với nhau. Các FTA có thể nguy hiểm, tự do hóa thương mại được coi là hấp dẫn nhưng các quốc gia có thể tổn thất do một FTA. Doanh thu từ thuế biến mất khi chuyển đổi nguồn lực từ các nước xuất khẩu không phải là thành viên có chi phí thấp đến nước xuất khẩu là thành viên có chi phí cao. Chệch hướng thương mại xảy ra khi hai quốc gia tự do hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước