Rút giấy phép nếu quảng cáo “thổi phồng”
PV: Năm vừa qua, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm cho thấy khá nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng bị thu hồi, các đơn vị vị kinh doanh mặt hàng này bị xử phạt liên tục, trong khi người tiêu dùng rất khó phân biệt bởi quảng cáo vẫn thổi phồng công dụng?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Đối với thực phẩm chức năng, năm 2014 đã phát hiện nhiều quảng cáo không đúng như thẩm định của cơ quan chuyên môn
Trách nhiệm chính, lỗi chính là do cạnh tranh không bình đẳng, các doanh nghiệp muốn bán nhiều sản phẩm, bán giá cao nên quảng cáo quá mức, thổi phồng sản phẩm như thần dược. Nhưng ở đây cũng phải nhắc tới trách nhiệm của cơ quan phát hành quảng cáo. Theo quy định chỉ được quảng cáo sản phẩm mà chất lượng được cơ quan y tế thẩm định và quảng cáo đúng như nội dung đó
Trước thực trạng đó, các bên liên quan đã thống nhất thành lập các đoàn thanh tra kiểm tra. Định kỳ ngày 25 hàng tháng, cơ quan y tế, công nghiệp, công thương chủ động cung cấp danh sách tên sản phẩm, tên cơ sở có sản phẩm …để phối hợp kiểm tra. Bên nào có lỗi thì nghiêm túc rút kinh nghiệm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp
Nếu không quản lý chặt, doanh nghiệp làm ăn chân chính, nghiêm túc sẽ thấy bất bình đẳng, vì họ bị đánh đồng với những ông “lôm nhôm” vi phạm. Năm 2015 nội dung trọng tâm là công tác thanh tra, kiểm tra trong đó có quảng cáo, hình phạt bổ sung là rút giấy phép dứt khoát sẽ ưu tiên.
Trách nhiệm quản lý là phải tạo hành lang pháp lý rõ ràng, tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng, cạnh tranh phải bằng chất lượng, giá bán, chương tình hậu mãi…chứ không thể bằng cách thổi phồng sản phẩm của mình.
PV: Năm 2014 cũng đánh dấu sự kiện khai trương dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 về cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Dịch vụ này sẽ giúp công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào trong năm 2015, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Đây là một trong những nội dung được Bộ Y tế ưu tiên dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, đối tượng hướng tới là người dân và doanh nghiệp. Hai dịch vụ trên nói đơn giản là cấp phép cho sản phẩm lưu hành, cấp chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở. Cũng nói thêm rằng trước khi triển khai ở cấp độ 4 thì đã triển khai với xác nhận quảng cáo sản phẩm đủ tiêu chuẩn với quy định của Bộ Y tế.
Việc triển khai dịch vụ mang lại sự tiện lợi, trước hết cơ quan quản lý không phải lưu trữ bản cứng. Việc quản lý hồ sơ dễ dàng hơn, nếu như trước đây muốn kiểm tra thì phải vào kho tìm trong các thùng thì bây giờ có thể tra cứu bằng công nghệ điện tử. Khi áp dụng thì sẽ được thể hiện trên hệ thống rõ ràng, giải quyết ở khâu nào, ai giải quyết, thời gian giải quyết có đúng không, nếu không đúng thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm…
Thứ hai là công khai minh bạch tránh phiền hà nếu có. Đối với doanh nghiệp, họ rất phấn khởi bởi khi thực hiện dịch vụ sẽ tiết kiệm thời gian đi lại, chỉ online là có thể up tài liệu để đăng ký. Điều đó thể hiện sự tương tác giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp rõ ràng hơn và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất