Sam sung muốn đóng tàu ở Cam Ranh
Dự án này có quy mô 2,6-2,8 tỉ đô la Mỹ, có quy mô 300 ha, và sẽ trở thành một trong 10 nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, dự án này sẽ chỉ được quyết định sau khi Công ty Samsung Heavy Industries và Samsung Engineering sáp nhập tới đây.
Đó là một trong những nội dung trong bản báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ. Báo cáo cho biết, Tập đoàn Samsung có thể nâng tổng số vốn đầu tư đăng ký lên tới 20 tỉ đô la Mỹ đến năm 2017 nếu các dự án mà tập đoàn này quan tâm hiện nay được tiến hành trôi chảy.
Theo báo cáo, chỉ riêng năm 2014, tập đoàn này đã đầu tư thêm 5,4 tỉ đô la Mỹ, chiếm tới 31% tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tính đến cuối tháng 11/2014.
Như vậy, Samsung là tập đoàn nước ngoài đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký lũy kế đạt trên 12,6 tỉ đô la Mỹ.
Hiện tại, Samsung đang xúc tiến hàng loạt các dự án hạ tầng quy mô lớn ở Việt Nam.
Công ty Samsung C&T đã ký biên bản ghi nhớ với Bộ Công thương về việc xây dựng nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 3 tại Hà Tĩnh. Dự án BOT này có tổng vốn đầu tư 2,45 tỉ đô la Mỹ, có công suất 1.200 MW. Samsung C&T sẽ trình báo cáo khả thi đầu năm tới.
Samsung cũng quan tâm tới dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, Samsung muốn tham gia nghiên cứu, đầu tư, xây dựng, vận hành một số hạng mục như xây nhà ga, cung cấp dịch vụ vận hành sân bay, kinh doanh cửa hàng miễn thuế...
Ngoài ra, Samsung đã đồng ý địa điểm đầu tư trung tâm nghiên cứu phát triển tại khu The Manor Central Park, Hà Nội. Bên cạnh đó, Samsung cũng đang trao đổi với Tập đoàn Viettel về hợp tác phát triển hệ thống quản lý xe buýt, y tế thông minh tại Việt Nam.
Lĩnh vực điện tử mới là thế mạnh của Samsung tại Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 7/2014, Samsung Display đã nhận giấy chứng nhận đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ của Thái Nguyên để sản xuất các thiết bị màn hình hiện đại tại khu công nghiệp Yên Phong.
Samsung Electronics đã nhận giấy chứng nhận đầu tư từ UBND TP.Hồ Chí Minh xây dựng dự án Samsung CE Complex tại Khu công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm điện tử. Dự án sẽ được khởi công đầu năm 2015 và bắt đầu hoạt động vào quí 2/2016.
Không chỉ Samsung, LG, Canon và giờ đến Nokia - Microsoft quyết định chuyển dịch đại bản doanh sản xuất toàn cầu về Việt Nam. Vì sao?
GS Nguyễn Mại - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế nước ngoài, một trong những điều khiến các tập đoàn đa quốc gia rời bỏ Trung Quốc cũng do Trung Quốc có nhiều biểu hiện ưu đãi bất đối xứng cho các tập đoàn điện tử trong nước, đặc biệt là hai đại gia công nghệ của nước này.
Tuy nhiên, dòng chu chuyển vốn, dây chuyền sản xuất của các “đại gia” được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, trong đó các chuyên gia lo ngại họ chỉ chuyển 1 bộ phận sản xuất thủ công, dây chuyền gia công lắp ráp.
Các chuyên gia cũng cho rằng, hãy bình tĩnh xem các tập đoàn họ chuyển sản xuất về Việt Nam những gì. Nếu chỉ là gia công, lắp ráp và sản xuất kỹ thuật thấp thì phải xem lại.
Nếu mức độ chuyển giao công nghệ chỉ ở cấp thấp, thì phải xem họ tận dụng thị trường và lợi thế của Việt Nam trong ngắn hạn. Phải có chính sách ưu tiên các tập đoàn đa quốc gia chuyển công nghệ cao, công nghệ nguồn về Việt Nam. Và vì vậy, trong cuộc đại chuyển dịch trên, hiệu ứng lan tỏa cho ngành công nghiệp Việt Nam đến đâu hãy còn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Việt Nam nhặt tiền lẻ Samsung
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử liên tục giữ ngôi vị số 1 trong các ngành hàng của Việt Nam nhưng thành quả đó phần lớn thuộc về doanh nghiệp FDI.
Dẫn ví dụ từ chính ngành điện tử đang thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có những dự án rất lớn của Samsung, LG, Panasonic… ông Lộc nêu con số của năm 2013 để chứng minh cái mà Việt Nam được hưởng không đáng là bao.
Theo đó năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử đạt khoảng 32,2 tỷ USD và tiếp tục giữ ngôi vị số 1 trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
"Tuy nhiên, thành quả đó phần lớn thuộc về các doanh nghiệp FDI", ông Lộc nhấn mạnh.
Theo ông Lộc, nguyên nhân của thực trạng này bắt nguồn từ công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử yếu kém, các sản phẩm điện tử do doanh nghiệp Việt sản xuất đều theo thiết kế, mẫu mã nước ngoài nên giá trị gia tăng sản phẩm thấp và tính cạnh tranh không cao, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao…
Do đó, để doanh nghiệp Việt Nam có thể trở thành nhà cung cấp trực tiếp cho các Tập đoàn điện tử nước ngoài lớn, sẽ đòi hỏi một quá trình dài để cải tiến sản phẩm và chức năng với nguồn vốn lớn.
Trước đó, khi Samsung chính thức đưa ra danh sách 170 linh kiện Việt Nam có thể hợp tác thì câu trả lời là cái lắc đầu, bó tay của DN Việt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất