Xã hội

Sạt lở đất ở Hòa Bình: Dùng mìn phá đá tìm nạn nhân mất tích

Liên quan đến vụ sạt lở đất ở Hòa Bình, cuối giờ chiều 15/10, lực lượng chức năng đã dùng mìn phá đá tìm kiếm 5 nạn nhân còn lại mất tích.

Ông Đinh Công Sứ - Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc (Hòa Bình) cho biết: Cuối giờ chiều ngày 15/10, lực lượng tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất ở thác Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc phải dùng mìn phá đá để tìm kiếm 5 người còn lại trong số 18 người bị vùi lấp, theo tin tức trên báo Người đưa tin. 

Lực lượng chức năng tìm thấy thi thể nạn nhân và nhanh chóng đưa ra ngoài. Ảnh NĐT

Bên cạnh đó, trong quá trình tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sạt lở đất ở Hòa Bình, lực lượng chức năng gặp phải 3 khối đá lớn và nghi ngờ có thể phía dưới các khối đá này là nhà của các hộ dân. Vì vậy, lãnh đạo và lực lượng tìm kiếm tỉnh Hòa Bình quyết định phải dùng mìn phá 3 khối đá lớn ấy để phục vụ công việc tìm kiếm.

“Khi hoàn thành công việc khoan nổ, chúng tôi sẽ phải di chuyển toàn bộ con người, phương tiện máy móc ra vị trí an toàn”, ông Sứ nhấn mạnh.

Sau 4 ngày xảy ra vụ sạt lở đất kinh hoàng tại xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình vùi lấp hoàn toàn 4 hộ dân và làm 18 người chết và mất tích, sáng ngày 15/10 lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm thi thể 3 nạn nhân, đưa tổng số nạn nhân được tìm thấy lên 13 nạn nhân, theo báo VTV.

Lực lượng cứu cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm 5 nạn nhân còn lại. Điểm đáng chú ý là 3 nạn nhân này cùng trong gia đình có 5 người bị thiệt mạng hoàn trong vụ sạt lở xóm Khanh. 

Cũng do ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua, tại tỉnh Hòa Bình đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng người dân. Thành phố Hòa Bình, huyện Kim Bôi, huyện Đà Bắc đã phải tiến hành sơ tán các hộ dân đến nơi an toàn, ở tạm trong các lều bạt. Nhiều trường phải cho học sinh nghỉ học. Các địa phương đang lên phương án tái định cư cho người dân.

 

Ngày 15/10, tỉnh Hòa Bình đã công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai sạt lở đất do ảnh hưởng mưa lớn gây ra trên địa bàn tỉnh. Thành lập Tổ chuyên gia xử lý sạt trượt do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng. 

Trong đó có 11 chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số cơ quan của Trung ương để phân tích tình hình và đề xuất phương án xử lý.

Nên đọc
Trân Châu (Tổng hợp theo báo Người đưa tin, VTV)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo