Sau bão, Hà Nội thiệt hại, nhiều ngôi nhà bị tốc mái
Ghi nhận của PV Tiền Phong, đến thời điểm 17h, mức nước ngập trên các tuyến đường Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Lý Thường Kiệt đã quá nửa bánh xe máy. Trên các tuyến phố Hai Bà Trưng, Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Hưu tình trạng cây đổ xuống đường đã diễn ra. Đặc biệt vào lúc 11 giờ 30 phút trưa ngày 19/8, một cây xà cừ lâu năm trước cổng toà Tháp Hà Nội - 49 Hai Bà Trưng bất ngờ bật gốc, đè bẹp xe ôtô KIA Forte BKS 29A-94443 đỗ bên đường. Mốc thời gian trên cũng là thời điểm các công sở tan tầm nên lượng người và phương tiện đổ ra các tuyến đường dày đặc.
Phần lớn các tuyến đường đều bị ngập từ 20 đến 50cm nên tình trạng tắc đường trên diện rộng đã xảy ra. Theo thống kê trên địa bàn thành phố có khoảng 100 cây gẫy, bật gốc. Theo Báo Tiền Phong.
Ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Giám đốc Cty Thoát nước Hà Nội cho biết, tính đến 15h ngày 19/8, tổng lượng mưa đo được từ 18h ngày 18/8 đến 15h ngày 19/8 trên địa bàn Hà Nội là khá lớn. Cụ thể, tại trạm Cầu Giấy 118,2mm, Ngã Tư Sở 118,8mm, Hồ Tây 101,5mm, Lương Đình Của 123,5mm, Long Biên 92,9mm, Linh Đàm 86,9mm, Yên Sở 131,8mm, Hoàng Mai 125,4mm, Gia Thụy 113,4mm, Hoàn Kiếm 128,4mm...
Về tình trạng ngập úng, ông Sương cho biết, do lượng mưa lớn và diễn ra trên diện rộng nên đã làm mực nước sông Nhuệ dâng cao.Khuyến cáo người dân hạn chế ra đườngChiều ngày 19/8, lãnh đạo Hà Nội đã họp trực tuyến với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về công tác ứng phó với cơn bão số 3. Chủ trì cuộc họp là Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã nêu các vấn đề cần thực hiện triển khai ngay trong công tác ứng phó với cơn bão số 3 và khắc phục hậu quả khi cơn bão đi qua.
Cụ thể, ông Chung yêu cầu các đơn vị thường trực công tác phòng chống lụt bão phải ứng trực 100% quân số, trong đó có các đơn vị thoát nước, công viên cây xanh. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đánh giá, cơn bão số 3 có đường đi phức tạp, nên cần dự trù khả năng xấu nhất. Ông Hải yêu cầu phải tính đến mọi khả năng xảy ra khi bão đổ bộ và đi qua thành phố.
Trước mắt, yêu cầu các quận huyện rà soát kỹ lại vấn đề nhà ở nguy hiểm và có phương án di dân kịp thời, phải rút kinh nghiệm từ vụ sập nhà Cửa Bắc. Hệ thống loa truyền thanh phường xã phải tăng cường phát huy, cảnh báo người dân hạn chế ra đường. Đối với vấn đề ngập úng, thành phố cần quyết liệt hơn trong công tác xử lý và sẽ phải tiếp tục ưu tiên đầu tư cho hệ thống hạ tầng thoát nước. Theo Thời Báo cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo