Sau một năm, 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ gánh thêm lỗ 2.552,6 tỷ đồng
Bộ Công Thương vừa có báo cáo mới nhất về tình hình hoạt động của 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành này. Theo đó, đến nay mới chỉ có 2/12 dự án đầu tư nghìn tỷ đã có lãi và cắt giảm được lỗ lũy kế. Một số dự án ngành hóa chất đã giảm được lỗ trong khi các dự án của ngành dầu khí, giấy vẫn trong tình trạng tê liệt, chưa thể xác định được khả năng phục hồi.
Đối với 6 nhà máy đang được vận hành sản xuất, kinh doanh, chỉ có 2 dự án đã có lãi và cắt giảm được lỗ lũy kế là Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1-Hải Phòng và Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai (VTM).
Trong 6 nhà máy đang được vận hành sản xuất, kinh doanh, Bộ Công Thương cho hay, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) đến hết quí I/2018 đã có lợi nhuận ước đạt 14,3 tỷ đồng và nộp ngân sách 45,89 tỷ đồng. 2 dự án đã có lãi và cắt giảm được lỗ lũy kế là dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1-Hải Phòng và Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai (VTM). Các dự án khác dù đã đưa vào hoạt động trở lại nhưng vẫn trong tình cảnh hết sức khó khăn, một số dự án vẫn chết lâm sàng.
Trong số 4 dự án sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), điểm sáng nhất vẫn là nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1-Hải Phòng khi cả năm 2017, thời gian chạy máy lên tới 265 ngày và công ty có lãi 15,15 tỷ đồng. Còn trong quí I/2018, tổng sản lượng của nhà máy ước đạt 60.164 tấn, ước lãi 14,8 tỷ đồng. Dự kiến năm 2018, mức dự kiến lãi của đơn vị đạt hơn 18,4 tỷ đồng.
Với 3 dự án còn lại, việc sản xuất đã được khôi phục trở lại nhưng tình hình vẫn còn nhiều khó khăn. Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình dù sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khá tốt và không có tồn kho nhưng năm 2017 đơn vị cũng chỉ đủ sức giảm lỗ so với năm 2016 được 198,5 tỷ đồng.
“Kể từ sau khi khởi động lại nhà máy ngày 22/1/2018, bình quân mỗi ngày nhà máy sản xuất gần 1.300 tấn/ngày và tăng dần lên 1.730 tấn/ ngày trong tháng 3/2018. Trong quí I, tổng sản lượng của nhà máy Đạm Ninh Bình ước đạt 77.197 tấn, ước lỗ 201,64 tỷ đồng”, lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay.
Đối với 3 dự án thua lỗ nghìn tỷ thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chỉ có Nhà máy sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ mới khởi động lại được một phân xưởng sản xuất. Hai dự án khác là Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước đến nay vẫn trong tình trạng “đắp chiếu” và đang tiếp tục giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi dự kiến khởi động, vận hành lại nhà máy trong quí II/2018.
Đối với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) Tổng công ty Thép Việt Nam, trong năm 2017, mặc dù dự án vẫn đang xây dựng dở dang và bị tạm dừng thi công để giải quyết các vướng mắc, tuy nhiên giai đoạn I của Dự án vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên đã đạt được một số chỉ tiêu. Điển hình, sản xuất thép cán đạt 700.101 tấn; Tiêu thụ thép cán đạt 724.615 tấn; Sản xuất phôi thép đạt 412.012 tấn…Lợi nhuận trước thuế là 100,71 tỷ đồng.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, 3 dự án đầu tư nghìn tỷ xây dựng dở dang (Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Nhà máy bột giấy Phương Nam và Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên) vẫn trong cảnh tê liệt hoàn toàn do không có vốn để triển khai tiếp. Trong đó, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam việc triển khai bán đấu giá nhà máy vẫn tiếp tục khó khăn do việc định giá bán nhà máy hiện nay là quá cao và vướng mắc về việc chưa có cơ sở pháp lý trong việc điều chỉnh giá khởi điểm. Hiện nay, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục làm việc với các bộ ngành để trình lại Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý bán đấu giá dự án.
Còn với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, Công ty Cổ phần Nhiên Liệu sinh học Dầu khí Miền Trung (BSR-BF) và các cổ đông đã hoàn thành đàm phán cấp cao với đối tác là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại tạp phẩm (Tocontap). Hai bên đang hoàn thiện hợp đồng hợp tác kinh doanh để khởi động, vận hành lại Nhà máy trong quí 2/2018.
Bên cạnh đó, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) cũng đã đồng ý ứng trước kinh phí để khắc phục hệ thống xử lý nước thải trong khi xử lý tranh chấp hợp đồng EPC, đã thi công được 50% khối lượng công việc và dự kiến sẽ hoàn thành trong quý 2/2018, qua đó sẽ có căn cứ để nghiệm thu toàn bộ Nhà máy, hoàn thành Hợp đồng theo quy định làm cơ sở quyết toán Hợp đồng EPC, thanh quyết toán dự án. Việc triển khai công tác thẩm định và xây dựng phương án thoái vốn sẽ chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành công tác quyết toán dự án.
Với Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước, theo Bộ Công Thương, Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông (OBF) đang thực hiện các công việc chuẩn bị cho việc khởi động lại Nhà máy. Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cũng đã dự thảo sơ bộ chứng thư thẩm định giá và phương án thoái vốn và dự kiến sẽ triển khai thực hiện sau khi nhà máy vận hành lại ổn định một thời gian và giá trị doanh nghiệp tăng lên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh