Sau sân bay, cảng biển, T&T xin đầu tư ga đường sắt
Sau khi đề xuất mua sân bay, cảng biển, Tập đoàn T&T tiếp tục đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được làm nhà đầu tư ga đường sắt Hà Nội theo hình thức xã hội hóa mà bộ này đang mời gọi đầu tư.
Theo văn bản mới được tập đoàn T&T gửi đến Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tập đoàn này cho rằng, với năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý, điều hành các dự án của mình, sau khi biết được chủ trương xã hội hóa ga Hà Nội, T&T mong muốn được làm nhà đầu tư ga đường sắt này.
Trong văn bản, Tập đoàn T&T cũng cam kết sẽ thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng, đúng tiến độ của Bộ GTVT đề ra. Trước khi đề xuất mua ga Hà Nội T&T đã đề xuất mua cổ phần cảng Quảng Ninh, sân bay Phú Quốc.
Hồi giữa tháng 4, Bộ GTVT đã gặp gỡ các nhà đầu tư muốn được nhượng quyền khai thác đường sắt để giải quyết các vướng mắc và băn khoăn của nhà đầu tư.
Tại buổi gặp gỡ này, các nhà đầu tư mong muốn có một cơ chế rõ ràng để việc đầu tư xã hội hóa được thuận lợi nhất, đôi bên cùng có lợi.
Trước khi T&T đề xuất mua ga Hà Nội, đã có 7 nhà đầu tư muốn được nhượng quyền khai thác đường sắt, trong đó có Tập đoàn Vingroup, Công ty giao nhận và vận chuyển Indo Tran Logistics (ITL), và Công ty thương mại dịch vụ khách sạn Bạch Đằng, Công ty TNHH Express Trains ATH…
Trước mắt, Bộ GTVT sẽ bán quyền khai thác tại một số nhà ga, chủ yếu là nhượng quyền kinh doanh kho bãi, dịch vụ logisctic.
Đối với các nhà ga hành khách, Bộ GTVT dự tính sẽ cho thuê hoặc liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư. Theo bộ này, việc nhượng quyền khai thác đường sắt nhằm mục đích xóa bỏ độc quyền trong lĩnh vực đường sắt, tạo cạnh tranh để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Theo đề án xã hội hóa ngành đường sắt đã được Bộ GTVT phê duyệt, ngay trong năm nay sẽ xã hội hóa các hạng mục như nhà ga hành khách, ga hàng hóa, nhượng quyền khai thác một số đoạn và mời gọi đầu tư các tuyến đường sắt nối đến cảng biển.
Cụ thể, đối với các hạng mục nhà ga sẽ mời gọi đầu tư xây dựng khu ga hành khách Nha Trang mới và kho bãi hàng hóa ga Vĩnh Trung; cải tạo nâng cấp hệ thống nhà ga, kho bãi của 6 ga khác gồm: Sóng Thần, Bỉm Sơn, Giáp Bát, Yên Viên, Lào Cai, Đồng Đăng; Xuân Giao A; khu nhà ga hàng Cái Lân và bãi cảng Cái Lân.
Danh mục nhượng quyền khai thác các tuyến đường sắt gồm Hà Nội - Vinh; Vinh - Đồng Hới; Đồng Hới - Đà Nẵng; Đà Nẵng - Nha Trang; Nha Trang - TPHCM; Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Kép - Hạ Long - Cái Lân;
Bộ GTVT cũng khuyến khích nhượng quyền kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng toàn tuyến hoặc từng hạng mục đoạn: Hà Nội - Đồng Đăng; Đông Anh - Quán Triều; Bắc Hồng - Văn Điển; Kép - Lưu Xá; Cầu Giát - Nghĩa Đàn; Diêu Trì - Quy Nhơn. Đề án cũng mời gọi xây dựng các tuyến đường sắt mới gồm: Đắk Nông - Chơn Thành - Vũng Tàu; di dời ga Đà Nẵng; xây dựng đường sắt vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
Theo TBKTSG Online
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất
Cột tin quảng cáo