Tin tức - Sự kiện

Sẽ tăng học phí đại học lên khoảng 12 triệu đồng/năm

Tại Hội nghị tổng kết ngành tài chính ngày 24-12, ông Võ Thành Hưng, vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), cho biết viện phí, học phí sẽ tăng.

 

 

      Giáo dục	  Sẽ tăng học phí đại học lên khoảng 12 triệu đồng/năm 24/12/2014 20:54 GMT+7  TTO - Tại Hội nghị tổng kết ngành tài chính ngày 24-12, ông Võ Thành Hưng, vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), cho biết viện phí, học phí sẽ tăng. Chen chúc đăng ký khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế ở Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) - Ảnh: H.T.Vân Chen chúc đăng ký khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế ở Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) - Ảnh tư liệu.  Mục đích là để đến năm 2018, các trường, các bệnh viện sẽ thu đủ bù đắp cho chi.  Ông Hưng cho biết Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung nghị định 43 về cơ chế tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập.  Quan điểm đặt ra khi xây dựng các nghị định này là nhằm đổi mới toàn diện các trường, các bệnh viện công.  Tính đúng tính đủ Việc định giá sẽ căn cứ theo những tiêu chuẩn cụ thể, chứ tuyệt đối không thể để giá tăng mà chất lượng dịch vụ vẫn giữ nguyên, hoặc không tương xứng với giá trị đồng tiền mà người dân bỏ ra.  Ông Hưng khẳng định tùy theo từng đơn vị, nếu viện phí, học phí đã đủ bù đắp chi thì sẽ không tăng giá dịch vụ nữa.  Trường hợp chưa tính đủ, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế sẽ tính toán cụ thể, đưa ra khung giá cho từng loại dịch vụ y tế, từng chuyên ngành đạo tạo.  Đơn cử, với bậc đại học, dự kiến mức học phí bình quân khoảng 12 triệu đồng/năm/sinh viên.  Theo ông Hưng, trong giáo dục, Nhà nước vẫn bao cấp bậc tiểu học. Ở cấp THCS và THPT, Nhà nước sẽ bao cấp một phần.  Riêng đại học, Nhà nước sẽ tăng hỗ trợ cho các đối tượng chính sách.  Đối với viện phí, trong 70% đối tượng có bảo hiểm y tế, Nhà nước vẫn duy trì hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, gia đình chính sách, còn các đối tượng khá giả sẽ phải chi trả đúng theo giá của chất lượng dịch vụ mà họ được hưởng.  “Hiện tại, giá thực tế là 10 đồng, nhưng người bệnh mới chỉ chi khoảng 3-4 đồng thôi” - ông Hưng nhấn mạnh.  Bà Tống Thị Song Hương, vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, cho biết từ 2014-2018, các bệnh viện sẽ tính đúng tính đủ viện phí theo lộ trình, trong đó ngay 2014-2015 là giá dịch vụ sẽ được tính thêm phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.  Do đó chi phí các ca phẫu thuật sẽ tăng thêm 190.000 - 1.520.000 đồng tùy loại phẫu thuật, phí dịch vụ đối với thủ thuật sẽ tăng thêm 28.500 - 300.000 đồng tùy loại, tiền giường bệnh sẽ tăng thêm 10.000 - 20.000 đồng/ngày tùy tuyến bệnh viện để chi trả cho phụ cấp trực của nhân viên y tế.  Không áp dụng học phí mới với các khóa tuyển sinh trước  Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Hồng Quang - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch-tài chính, Bộ GD-ĐT - cho biết các trường đại học muốn được tăng học phí vượt trần chung theo đề án tự chủ bắt buộc phải tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư.  Tuy nhiên, việc tăng học phí sau khi đề án tự chủ được phê duyệt chỉ được áp dụng với khóa sinh viên tuyển sinh sau đó.  Theo ông Quang, các trường sẽ phải hỗ trợ bù thêm cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước theo khung quy định chung.  “Các trường tự chủ phải có trách nhiệm hỗ trợ sinh viên. Trường sẽ có quyền thu học phí cao hơn và nguồn thu học phí không còn phải gửi kho bạc mà được phép gửi ngân hàng thương mại, hưởng lãi suất.  Nếu nguồn thu học phí lớn, lãi suất tiền gửi là không nhỏ và đó là nguồn rất tốt để lo chung chính sách cho sinh viên như cấp học bổng, hỗ trợ học phí cho sinh viên gia đình chính sách” - ông Quang phân tích.  Về lộ trình thực hiện tự chủ tài chính đối với các trường, bệnh viện:  - Đến năm 2015: sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định).  - Đến năm 2016: tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định).  - Đến năm 2018: tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.

Mục đích là để đến năm 2018, các trường, các bệnh viện sẽ thu đủ bù đắp cho chi.

 

Ông Hưng cho biết Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung nghị định 43 về cơ chế tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập.

 

Quan điểm đặt ra khi xây dựng các nghị định này là nhằm đổi mới toàn diện các trường, các bệnh viện công.

 

Tính đúng tính đủ

 

Việc định giá sẽ căn cứ theo những tiêu chuẩn cụ thể, chứ tuyệt đối không thể để giá tăng mà chất lượng dịch vụ vẫn giữ nguyên, hoặc không tương xứng với giá trị đồng tiền mà người dân bỏ ra.

Ông Hưng khẳng định tùy theo từng đơn vị, nếu viện phí, học phí đã đủ bù đắp chi thì sẽ không tăng giá dịch vụ nữa.

 

Trường hợp chưa tính đủ, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế sẽ tính toán cụ thể, đưa ra khung giá cho từng loại dịch vụ y tế, từng chuyên ngành đạo tạo.

 

Đơn cử, với bậc đại học, dự kiến mức học phí bình quân khoảng 12 triệu đồng/năm/sinh viên.

 

Theo ông Hưng, trong giáo dục, Nhà nước vẫn bao cấp bậc tiểu học. Ở cấp THCS và THPT, Nhà nước sẽ bao cấp một phần.

 

Riêng đại học, Nhà nước sẽ tăng hỗ trợ cho các đối tượng chính sách.

 

Đối với viện phí, trong 70% đối tượng có bảo hiểm y tế, Nhà nước vẫn duy trì hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, gia đình chính sách, còn các đối tượng khá giả sẽ phải chi trả đúng theo giá của chất lượng dịch vụ mà họ được hưởng.

 

“Hiện tại, giá thực tế là 10 đồng, nhưng người bệnh mới chỉ chi khoảng 3-4 đồng thôi” - ông Hưng nhấn mạnh.

 

Bà Tống Thị Song Hương, vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, cho biết từ 2014-2018, các bệnh viện sẽ tính đúng tính đủ viện phí theo lộ trình, trong đó ngay 2014-2015 là giá dịch vụ sẽ được tính thêm phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.

 

Do đó chi phí các ca phẫu thuật sẽ tăng thêm 190.000 - 1.520.000 đồng tùy loại phẫu thuật, phí dịch vụ đối với thủ thuật sẽ tăng thêm 28.500 - 300.000 đồng tùy loại, tiền giường bệnh sẽ tăng thêm 10.000 - 20.000 đồng/ngày tùy tuyến bệnh viện để chi trả cho phụ cấp trực của nhân viên y tế.

 

Không áp dụng học phí mới với các khóa tuyển sinh trước

 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Hồng Quang - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch-tài chính, Bộ GD-ĐT - cho biết các trường đại học muốn được tăng học phí vượt trần chung theo đề án tự chủ bắt buộc phải tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư.

 

Tuy nhiên, việc tăng học phí sau khi đề án tự chủ được phê duyệt chỉ được áp dụng với khóa sinh viên tuyển sinh sau đó.

 

Theo ông Quang, các trường sẽ phải hỗ trợ bù thêm cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước theo khung quy định chung.

 

“Các trường tự chủ phải có trách nhiệm hỗ trợ sinh viên. Trường sẽ có quyền thu học phí cao hơn và nguồn thu học phí không còn phải gửi kho bạc mà được phép gửi ngân hàng thương mại, hưởng lãi suất.

 

Nếu nguồn thu học phí lớn, lãi suất tiền gửi là không nhỏ và đó là nguồn rất tốt để lo chung chính sách cho sinh viên như cấp học bổng, hỗ trợ học phí cho sinh viên gia đình chính sách” - ông Quang phân tích.

 

Về lộ trình thực hiện tự chủ tài chính đối với các trường, bệnh viện:

 

- Đến năm 2015: sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định).

 

- Đến năm 2016: tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định).

 

- Đến năm 2018: tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.

Theo Tuổi Trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo