SIPRI: Nga, Trung Quốc và Đông Âu tăng mạnh chi tiêu quốc phòng
SIPRI cho biết, Mỹ vẫn là nước có mức chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới, nhưng nước này đã giảm 6,4% chi tiêu quân sự trong năm ngoái so với năm 2013. Trong khi đó, Trung Quốc, Nga và Ả Rập Xê Út - 3 nước chi tiêu quốc phòng lớn tiếp theo của thế giới đều gia tăng chi phí quân sự. Năm ngoái, chi tiêu quân sự của Trung Quốc được dự đoán ở mức 216 tỷ USD (tương đương 204 tỷ euro), tăng 9,7%. Xung đột tại Ukraine đã khiến các quốc gia Đông Âu gần Nga cũng gia tăng chi tiêu và điều chỉnh kế hoạch quân sự.
Theo tiến sĩ Sam Perlo-Freeman thuộc SIPRI: "Cuộc xung đột tại Ukraine đã thay đổi căn bản tình hình an ninh ở châu Âu. Tuy nhiên, tính đến nay tác động đối với ngân sách quốc phòng chủ yếu thể hiện rõ tại các quốc gia sát Nga".
Ngân sách quốc phòng của Ukraine đã tăng trên 20% lên 4 tỷ USD, trong khi đó ngân sách của Nga tăng trên 8% lên 84,5 tỷ USD. Ngân sách của chính phủ Nga thậm chí được dự báo sẽ tăng nhiều hơn - cụ thể là tăng 15% - trong năm 2015. Tuy nhiên, mức ngân sách này có thể được cắt giảm do những khó khăn về kinh tế liên quan đến cuộc xung đột tịa Ukraine.
Theo SIPRI, tại Tây Âu, cũng như tại Mỹ, ngân sách quốc phòng đang được cắt giảm. Trong khi Mỹ hiện vẫn là nước có mức chi tiêu quốc phòng cao nhất thế giới, chi tiêu cho lĩnh vực này tại nền kinh tế số 1 thế giới đã giảm đi 1/5 so với đỉnh điểm ghi nhận hồi năm 2010. Tuy nhiên, chi tiêu quân sự hiện tại của Mỹ hiện vẫn cao hơn 45% so với năm 2011, chỉ trước khi diễn ra cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 khiến gần 3000 người thiệt mạng.
Cũng theo nghiên cứu của SIPRI, mức tăng 17% của Ả Rập Xê Út khiến quốc gia này có mức tăng chi phí quân sự cao nhất so với bất kỳ nước nào trong top 15 quốc gia có mức chi lớn nhất trong khu vực. Quốc gia dồi dào nguồn tài nguyên dầu mỏ này là một cường quốc khu vực với vai trò đáng kể trong một số cuộc xung đột tại khu vực.
Còn tại châu Phi, chi tiêu quân sự tăng gần 6%, trong đó dẫn đầu là hai nước sản xuất dầu mỏ Algeria và Angola.
"Trong khi tổng chi tiêu quân sự thế giới năm 2014 hầu như không thay đổi. Một số khu vực, chẳng hạn như Trung Đông và nhiều quốc gia châu Phi vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu cho lĩnh vực này, theo đó đặt thêm gánh nặng lên kinh tế nhiều quốc gia", tiến sĩ Sam Perlo-Freeman thuộc SIPRI cho biết.
Theo SIPRI, chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2014 đạt tổng cộng 1,8 nghìn tỷ USD, chỉ giảm 0,4% so với năm 2013.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến đáng quay trở lại của du khách
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên