Sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức hơn!
Theo ông, nhận thức của người dân Việt Nam nói chung về quyền sở hữu trí tuệ hiện nay như thế nào?
Ông Hoàng Văn Tân: Cho đến hôm nay, nhận thức của công chúng về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung đã tốt lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì cần phải tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa và thực sự phải hiểu biết hơn nữa để nhận thức đầy đủ. Bước vào hội nhập, các DN đã nhận thức được rằng nếu mang hàng ra nước ngoài mà không quan tâm đến vấn đề SHTT là có thể vô tình xâm phạm quyền SHTT của người khác hay nghiêm trọng hơn là quyền SHTT của mình không được bảo vệ.
Còn nhớ một câu chuyện thực tế khi Cục SHTT tổ chức hội thảo trong TP. Hồ Chí Minh, có chủ DN rơi nước mắt trải lòng bởi không quan tâm đến SHTT, sản xuất hàng ra đã vấp phải tranh chấp, tố tụng và cuối cùng bị tịch thu hàng hóa. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với DN là phải biết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời không rơi vào tình trạng vô tình xâm phạm quyền SHTT của người khác.
Từ đó, ông có lưu ý gì đối với người dân, đặc biệt là những DN chuẩn bị có những sáng kiến khi Việt Nam gia nhập cộng đồng chung ASEAN?
Ông Hoàng Văn Tân: Nói chung DN là đối tượng tham gia trực tiếp nhất trong lĩnh vực SHTT. Trước hết, lãnh đạo DN cần phải quan tâm một cách thỏa đáng đến hoạt động SHTT. Tùy quy mô, nếu DN không có lực lượng thì phải thuê luật sư hay chuyên gia. Nhiều DN lớn còn lập ra cả phòng ban liên quan đến SHTT, có DN có tới cả mấy trăm nhân sự làm công tác SHTT. Làm thế nào để toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đều liên quan đến SHTT và phải quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Ví dụ từ lúc đặt tên công ty, tên thương mại như thế nào.
Rất may, hiện nay ngành đăng ký kinh doanh đã quan tâm đến cơ sở dữ liệu tức là yêu cầu cả quốc gia chứ không phải như trước đây hay xảy ra trường hợp trùng lặp gây rắc rối bởi chỉ cần đăng ký ở có thể cấp huyện, tỉnh và cơ sở dữ liệu không được tra cứu, cuối cùng xảy ra sự chồng chéo. Như vậy, từ lúc đặt tên, sau đó DN định sản xuất hàng hóa theo công nghệ nào rồi kiểu dáng của nó ra sao, sau đó đưa ra thị trường… Nếu DN không bảo vệ thì đương nhiên mất quyền SHTT hoặc đụng vào quyền của người khác.
Cục SHTT có tư vấn gì để những đơn đăng ký quyền SHTT nộp lên được duyệt tốt hơn?
Ông Hoàng Văn Tân: SHTT của Việt Nam là khái niệm ra đời hơn 30 năm, trong khi trên thế giới là hàng trăm năm, như ở Hoa Kỳ với hơn 200 năm – từ thời Quang Trung của Việt Nam. Còn luật SHTT đầu tiên gọi là luật sáng chế Vơ ni dơ là từ thời Hồng Đức năm 1474. Vì còn mới nên không tránh khỏi nhận thức và hiểu biết hạn chế.
Đơn đăng ký sáng chế của người Việt có thể viết với chất lượng kém hơn còn thế giới có mẫu chung trong cách viết một bộ hồ sơ, trong đó có tài liệu rất quan trọng là mô tả sáng chế gần như chuẩn: tên sáng chế là gì, lĩnh vực đề cập là gì và trước đây người ta đã có giải pháp thế nào, giải pháp của tôi là khác cái gì và trong đó có nội dung quan trọng là cái mà tôi yêu cầu bảo hộ chính là phần mà tôi sáng tạo mà tôi cần một là nó khác biệt với những cái đã có và cái mà tôi cần bảo vệ.
Hiện Việt Nam đã có trên 100 văn phòng tư vấn, các luật sư tư vấn cho người nộp đơn đăng ký. Ngay Cục Sở hữu trí tuệ có một đơn vị trước đây gọi là trung tâm hỗ trợ tư vấn hỗ trợ miễn phí giúp các nhà sáng chế hoàn thiện hồ sơ. Cái khó nhất là viết ra hồ sơ, tức là bản chất cái sáng chế của mình là cái gì thì nhiều người không nói ra được, không biết cái gì mới cần bảo vệ quyền, ví dụ nghĩ ra được công thức nấu ăn hay bài thuốc gì đó, thì cái quan trọng nhất là thành phần hóa học, chất A bao nhiêu phần trăm, chất B bao nhiêu… toàn bộ đó là cái sáng tạo của tôi, khác với những cái đã có.
Việc quan trọng nhất là thể hiện được điều này thì mới bảo vệ được quyền SHTT. Có những trường hợp vì không nắm được pháp luật nên khi DN mang đến đăng ký SHTT nói tôi đã đăng báo rồi – đương nhiên mất một tiêu chuẩn là tính mới. Do đó, giải pháp sáng tạo ra phải giữ bí mật cho đến ngày nộp đơn đăng ký lên Cục SHTT để ghi nhận ngày nộp đơn. Đặc biệt, nhãn hiệu mang đi đăng ký phải giữ không bộc lộ công khai, bởi lẽ mất tính mới không bảo hộ được nữa.
Số lượng đơn đăng ký quyền SHTT của người Việt vẫn ít thể hiện rõ sự quan tâm đến quyền SHTT chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Ông có bình luận gì về điều này?
Ông Hoàng Văn Tân: Thực ra sáng chế có hai cái hiểu khác nhau. Chỉ một sáng chế làm thay đổi cả lĩnh vực kỹ thuật, thậm chí cả nhân loại. Nhưng có những sáng chế rất nhỏ. Cái đinh vít trước đây chỉ là một cái gạch, sau tiến lên thành chữ thập, hay là cái máy bay, mấy chục sáng chế mới được áp dụng. Cách đây mấy chục năm, một cái xẻng đào đất mà thế giới vẫn tiếp tục đăng ký sáng chế.
Toàn bộ hoạt động sáng tạo của Việt Nam có cái gì đó chưa phát huy hết cái mà ta gọi là người Việt thông minh, sáng tạo. Cần kết hợp trí tuệ với hiểu biết và chính sách động viên, hỗ trợ và hướng dẫn của các ban ngành liên quan để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều người bảo nộp đơn lâu thế thì tôi không chờ được, nhưng không phải thế, thủ tục nộp đơn với toàn bộ quy trình thẩm định phải theo luật.
Ví dụ theo công ước Paris, người ta nộp đơn trước đây 6 tháng ở nước ngoài vẫn được ưu tiên hơn ở Việt Nam sau ngày ấy nên chưa thể cấp thông tin ngay được khi chưa có thông tin về đơn quốc tế hoặc là sáng chế thẩm định của chúng ta quy định là 18 tháng rồi sau đó là làm thủ tục nhưng ta rất nỗ lực. Quốc tế có những sáng chế trao đi đổi lại hàng mấy năm trời. Thời điểm DN nộp đơn rồi có thể yên tâm bởi từ ngày nộp đơn thì sáng chế của chủ thể được bảo hộ tạm thời.
Cái quan trọng là nộp được đơn sớm đến cơ quan SHTT. Có một số trường hợp, cơ quan SHTT cũng ưu tiên: như tạo điều kiện để lô hàng này xuất khẩu hoặc cấp sớm để tổ chức khai trương hay tham gia triển lãm.
Trân trọng cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao