Sự thật về cá chết hàng loạt ở đảo Phú Quý: Do thiếu... oxy
Theo tin tức trên báo Công An TP. HCM, liên quan đến việc cá lồng tại huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) chết nhiều, gây xôn xao dư luận vào ngày 9/5, ông Nguyễn Văn Linh, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quý cho biết, toàn huyện có 70 cơ sở nuôi hải sản bằng lồng bè.
Tại khu vực Lạch Dù, hiện tượng cá chết chỉ xảy ra ở 5 lồng (trên phần diện tích mặt biển khoảng 1.000m2) trong tổng số 55 lồng bè đang hoạt động. Các lồng bè khác cá vẫn sinh trưởng bình thường.
Nhận định có thể cá chết do thiếu oxy cục bộ, UBND huyện vận động bà con di dời bè cá ra vùng nước sâu. Từ đó đến nay, huyện không ghi nhận thêm trường hợp nào cá nuôi lồng, bè bị chết. Về nguyên nhân cá chết, ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận khẳng định do hiện tượng tự nhiên.
Ông Huy cho biết biển Phú Quý thường có hiện tượng rong rêu bám vào rạn đá và san hô ở khu vực người dân nuôi thủy sản. Vào mùa nắng nóng, rong rêu chết tạo ra một thảm thực vật bị ô nhiễm, sinh khí độc trong thời gian ngắn làm ô nhiễm vùng nước.
Năm nay, rong rêu chết đúng thời điểm tại khu vực 5 lồng bè này chỉ có gió nhẹ, nước tù đọng gây thiếu oxy dẫn đến hiện tượng cá chết.
Vào thời điểm rạng sáng ngày 9/5, cá bắt đầu sốc nhưng không có người trực, hoặc không đủ sức khỏe thao tác sục oxy nên cá chết nhiều, gây thiệt hại cho bà con, theo báo VietNamNet.
Thông tin về việc cá chết hàng loạt tại huyện đảo Phú Quý làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch và kinh doanh hải sản của người dân trên đảo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé