Sửng sốt với chậu bonsai sưa đỏ giá 1,4 tỷ đồng
Một gốc cây sưa đỏ gỗ lũa đã được một nhà vườn ở Đồng Nai tạo tác thành chậu bonsai đẹp mắt và rao giá lên tới 1,4 tỷ đồng đang gây xôn xao dư luận.
Theo tiết lộ của nhà vườn, cây sưa đỏ này có tuổi đời tới trăm năm, đường kính thân khoảng 30-40cm, chiều cao hơn 1 mét. Thoạt nhìn, hầu hết phần gốc đã lũa, tưởng chừng như không còn sức sống nhưng khi chạm vào, gốc cây cứng, không hề mối mọt, mục nát, phần gỗ sáng bóng, hiện rõ các vân màu nâu đỏ. Đặc biệt, chậu bonsai sưa đỏ này còn có mùi thơm dễ chịu.
Chủ nhân của chậu bonsai này cho biết, vì sưa đỏ là giống quý hiếm hơn so với các dòng "anh em" như sưa trắng hay sưa đen nên chúng có giá bán đắt hơn. Không những thế, việc "thuần" cây trong chậu cũng cần kỹ thuật riêng bởi sưa khá "đỏng đảnh", không phải đơn thuần mang từ rừng về trồng là có thể sống tốt.
Thực tế, gỗ sưa đỏ (còn gọi là gỗ huê, gỗ huỳnh, gỗ trắc) là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, thuộc nhóm IA trong sách đỏ Việt Nam, cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.
Loại gỗ này bị săn lùng ráo riết. Hiện nay, cây mọc hoang trên rừng rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết.
Gỗ sưa đỏ được nhiều người truyền tai nhau là một loại hương liệu được người Trung Quốc từ xưa dùng để ướp xác giới quý tộc, đồng thời có thể làm khí cụ trừ tà đuổi ma và trấn yểm. Một số sách của Trung Quốc cũng xem gỗ sưa đỏ có những công dụng y tế nhất định như cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, chứa bễnh tim và hoạt huyết.
Một số người khác lại tin rằng, gỗ sưa đỏ thuộc hàng đầu bảng trong các loại gỗ quý, vượt trội cả lim, gụ, táu và sến. Nó có độ bền chắc, mùi hương thơm lâu dù bị ngâm nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Đoàn Văn Thu, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam khi trả lời phỏng vấn báo chí từng cho biết, cả phía các chuyên gia Việt Nam và Trung Quốc đều không tìm ra lí do tại sao gỗ sưa đắt đến như vậy đồng thời cũng không phát hiện ra giá trị thảo dược nào trong loại gỗ này.Nhưng do những lời đồn về giá trị và công dụng mà gỗ sưa được thổi giá lên cao. Nhiều đại gia sẵn sàng trả tiền tỷ để được sở hữu loại cây "đắt hơn vàng".
Ở Việt Nam, có nhiều cây gỗ sưa cổ thụ được trả giá hàng chục tỷ, thậm chí cả trăm tỷ đồng.
Cây sưa 200 tuổi từng được rao bán 50 tỷ ở đình làng Đông Cốc (xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đã chính thức được bán với giá chỉ 24 tỷ đồng vào năm ngoái.
Còn hai cây sưa ở cổng chùa làng Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) từng được giới buôn sưa sành sỏi định giá rẻ nhất cũng 150 tỷ đồng. Năm 2010, khi một số cành sưa bị gẫy đổ vì mưa bão, các cụ già trong thôn đã tổ chức bán đấu giá được số tiền 20,5 tỷ đồng.Vào tháng 10 năm 2012, một cây sưa đỏ được cho là lớn nhất Việt Nam với giá trị hàng trăm tỷ đồng tại khu vực biên giới Việt - Lào, thuộc địa bàn huyện Minh Hóa, Quảng Bình đã bị nhóm lâm tặc đốn hạ. Giới đầu nậu truyền tai, giá cây sưa này lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Thậm chí, có những gốc sưa tưởng chừng như đã mục nát cũng được trả giá siêu khủng.Ngày 23/2/2014, hai cha con ông Nguyễn Văn Thời và Nguyễn Quang Huy (trú tại xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) khi đi đánh cá đã phát hiện gốc gỗ sưa có chiều dài thân 1,65m, rộng 1m bị mắc kẹt tại khu vực ngầm Bến Tróoc. Các cơ quan chức năng kết luận gốc sưa này thuộc loại sưa mộc vàng (gỗ nhóm 1) và gốc sưa đã bị mục rỗng phần lõi trong. Trọng lượng là 2.140kg. Ước tính, gốc sưa khủng này trị giá khoảng 17 - 20 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam