Suy nhược vì ăn chay thiếu chất
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em đang độ tuổi tăng trưởng (trước 25 tuổi) và người đau ốm không nên chay trường vì đây là giai đoạn cần nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xanh xao, mệt mỏi vì ăn chay trường
Thai phụ không nên ăn chay trường Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ nếu ăn chay trường sẽ bị thiếu các vi chất (sắt, kẽm, vitamin B12) nên dễ sinh bệnh. Đối với phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ bị sinh non, thai lưu, băng huyết cao hơn người bình thường. Thiếu iốt trong quá trình mang thai cũng sẽ sinh con bị đần độn. Vì vậy, các bà mẹ chuẩn bị mang thai và cho con bú thì tuyệt đối không nên ăn chay trường. ThS-BS ĐẶNG LÊ DUNG HẠNH, |
Chị NTD, 38 tuổi, ở Gò Vấp, bị bệnh tiểu đường nên được mọi người khuyên ăn chay để cải thiện sức khỏe. Từ đó, chị bắt đầu ăn chay trường. Vài tháng sau chị bị sụt cân, nước da xanh xao và luôn cảm thấy mệt mỏi. Chị D. đến Trung tâm Dinh dưỡng, được các bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm và kiểm tra đường huyết nhưng không thấy gì bất thường. Các bác sĩ quay lại tìm hiểu chị D. thì được biết chị đang ăn chay trường. Khi xét nghiệm máu mới phát hiện chị D. bị thiếu máu dẫn đến suy nhược cơ thể.
Chị VTT, ở Củ Chi, bị sẩy thai nhiều lần nên khi vừa có thai trở lại chị đã phát nguyện ăn chay trường để cầu mong mang thai và sinh con được suôn sẻ. Khi thai được hơn một tháng thì chị T. cảm thấy người mệt lả, chóng mặt, da xanh tái, khó thở và chân cảm giác như có kiến bò… Gia đình đã đưa chị đến BV Hùng Vương để khám bệnh. Khi các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm thì phát hiện chị T. bị thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, chị T. cũng bị thiếu các thành phần khác như canxi, iốt, vitamin B12…
Cẩn trọng khi ăn chay trường
Theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, ở Việt Nam đa phần người ăn chay trường là do theo tôn giáo nào đó. Thông thường người ăn chay trường chỉ ăn thức ăn từ thực vật và không ăn thịt động vật. Có nơi còn không ăn trứng và uống sữa. Hiện tại một số người dân bình thường cũng bắt đầu ăn chay trường vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe. “Chế độ ăn chay trường có thể phòng, chống béo phì, tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, ngăn ngừa ung thư nhưng lại thiếu các vi chất như canxi, sắt, đồng, iốt, vitamin B12… Đây là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu, loãng xương… ở những người thường xuyên ăn chay. Đối với phụ nữ, do nhu cầu sinh lý của cơ thể nên cần những nhóm chất này gấp ba lần nam giới nên nguy cơ mắc bệnh là khá cao” - BS Diệp cho biết.
ThS-BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cũng cho rằng thực phẩm ăn chay thường có năng lượng thấp nên ăn chay rất mau đói. Do đó, khi ăn chay trường, nếu không đa dạng các loại thức ăn sẽ rất dễ bị thiếu dinh dưỡng gây ra gầy ốm và suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể dễ mắc bệnh nhiễm trùng. Nếu bữa ăn chay quá đơn điệu, chỉ ăn cơm với rau cải luộc chấm tương, chao hoặc cơm muối tiêu, bún nước tương… thì nguy cơ thiếu chất là rất cao. Việc ăn thiếu chất đạm (có nhiều trong thịt động vật) cũng có thể gây ra biếng ăn, nhão cơ....
Ăn chay cần đa dạng và hợp lý
“Độ tuổi ăn chay thích hợp nhất là ngoài 40. Khi đó nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bắt đầu giảm nên cơ quan tiêu hóa khó hấp thụ các vi chất dinh dưỡng có trong thịt động vật. Lúc này các món ăn từ thực vật sẽ giúp họ dễ tiêu hóa, nhẹ bụng và tránh được béo phì, bệnh tim mạch, cao huyết áp… Nếu chọn cách ăn chay trường thì nên ăn đa dạng và đầy đủ các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và giàu dinh dưỡng như đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ), rau (rau muống, mồng tơi, dền…), quả (cà chua, cà rốt…), củ (khoai lang, xu hào, củ cải…) và các loại gia vị (hành, tỏi, tiêu…). Nếu có thể ăn được trứng và sữa thì cần bổ sung vào các bữa ăn hằng ngày. Dùng thêm muối iốt nhưng không nên ăn quá mặn. Trong điều kiện phải bổ sung các loại vi chất và các vitamin từ bên ngoài thì nên theo chỉ dẫn của các bác sĩ” - BS Diệp lưu ý.
Theo BS Yến Phi, hiện có một bộ phận phụ nữ ăn chay với mục đích để giảm cân, làm đẹp nhưng lại ăn chưa đúng cách. Ăn chay trường đúng cách phải đủ ba bữa chính và hai, ba bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng. Các món ăn trong bữa chính phải đảm bảo bốn nhóm chất: bột đường, đạm (có nhiều trong đậu nành, đậu phộng, mè, nấm…), dầu và rau trái. Các bữa ăn cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên. Cần có thêm nhiều rau trái để có nguồn vitamin C (giúp hấp thụ tốt chất sắt trong thức ăn). Hạn chế tối đa nước cốt dừa và các loại chất béo đông đặc có thể gây béo phì. Đối với người cao tuổi, bị bệnh huyết áp, tiểu đường nên hạn chế các món ăn lên men có hàm lượng muối cao như tương, chao, cải muối, dưa cải…
ư tương, chao, cải muối, dưa cải…
Không khuyến khích trẻ em ăn chay Do trẻ em là độ tuổi đang tăng trưởng nhanh, cần nhiều dinh dưỡng và các vi chất khác để phát triển cơ thể nên không khuyến khích trẻ ăn chay trường. Nếu trong điều kiện trẻ phải ăn chay trường thì nên đảm bảo cho trẻ một khẩu phần ăn đa dạng và đầy đủ các loại thực phẩm từ thực vật. Nên dùng nhiều trứng và sữa để bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng. Ăn nhiều thức ăn có hàm lượng vitamin C để cơ thể tăng khả năng hấp thụ các chất sắt, kẽm… Không nên cho trẻ uống nhiều Coca, cà phê, trà đặc sẽ làm ức chế sự hấp thụ chất sắt, kẽm có trong thức ăn. Cần bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc bổ cho trẻ nhưng phải theo chỉ dẫn của các bác sĩ. TS-BS TRẦN LÊ MINH HẠNH, |
Theo PL TPHCM
Theo PL TPHCM
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam