Tác dụng chữa bệnh của nhót
Ho: quả nhót xanh 10 quả, trần bì 10g, quả quất 10 quả. Ba vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Hen phế quản: hoa cúc bách nhật 6g, tỳ bà diệp 6g, quả nhót 10g. Các vị thuốc cho vào sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5-7 ngày.
Hen suyễn: lá nhót sao vàng tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần sáng, tối liên tục 2 tuần. Hòa vào nước cơm nóng để uống.
Ho ra máu: lá nhót tươi 24g, đường kính 15g. Dùng nước sôi hãm như hãm trà. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Viêm xoang: dùng hoa nhót và búp cây đa lông liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần với rượu nhạt (nồng độ thấp).
Tiêu chảy: quả nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Kiết lỵ mạn tính: quả nhót chín 7 quả, lá mơ lông 25g, lá khổ sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.
Gan lách sưng đau (ứ đờm kết và trở ngại đến việc lưu thông huyết mạch): hạt nhót giã nhỏ 10g, nghệ đen 8g. Sắc nước uống.
Phong thấp, đau nhức khớp: rễ cây nhót 120g, hoàng tửu 60g, chân giò lợn 50g, đổ nước vào hầm. Ăn thịt uống nước. Có thể lấy rễ nhót ngâm rượu uống vào bữa cơm một chén con 20-25ml.
Thanh Hương ( Theo suckhoedoisong )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc