Từ Anh, Pháp cũng đến Việt Nam để thụ tinh ống nghiệm
Cặp vợ chồng người Anh thụ tinh ống nghiệm thất bại tới 3 lần nhưng khi tới Việt Nam lại thành công ngay lần đầu và sinh được 2 bé trai kháu khỉnh. Từ đó cho mọi người cái nhìn khác về nền y học nước nhà.
Chi phí rẻ, tỷ lệ thành công cao
Những ai quan niệm khá giả sẽ ra nước ngoài chữa bệnh có lẽ sẽ mang cái nhìn khác hơn về nền y học nước nhà khi biết ở một số lãnh vực, nhất là kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm của Việt Nam được đánh giá không chỉ cao hơn một số nước trong khu vực mà còn sánh tầm với các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Bằng chứng là một số bệnh viện của chúng ta đã và đang tiếp nhận điều trị hiếm muộn thành công cho rất nhiều cặp vợ chồng đến từ Anh, Pháp và các nước Châu Âu.
Tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc, Trưởng Khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ vô cùng tự hào về thành tựu của kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm nước nhà.
Nếu như ở Thái Lan, tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm là 40%, ở Singgapore là 38% và các nước tiên tiến trên thế giới từ 40% - 50% thì tại Bệnh viện Từ Dũ là 40% - 45%.
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết bắt đầu hoạt động tại Khoa hiếm muộn của Bệnh viện Từ Dũ từ năm 2007, trong 7 năm qua nữ bác sĩ này không chỉ mang tới niềm hạnh phúc làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng Việt mà còn cả những đôi đến từ các nơi trên thế giới.
Câu chuyện làm bác sĩ Tuyết ấn tượng nhất là lần điều trị cho cặp vợ chồng người Anh.
“Sở dĩ tôi có nhiều cảm xúc về trường hợp này bởi họ đến từ một đất nước có thể nói nền y học tiên tiến vào bậc nhất thế giới. Anh chồng 40 tuổi, làm giáo viên dạy tiếng Anh ở một trung tâm anh ngữ tại TP.HCM, còn chị vợ 38 tuổi, theo chồng đi công tác.”, bác sĩ Tuyết kể.
Qua điều tra bệnh sử, bác sĩ Tuyết biết hai vợ chồng này từng thụ tinh ống nghiệm tại bản xứ 3 lần đều thất bại. Sau đó, nhân dịp đi công tác tại Việt Nam, 2 vợ chồng tìm hiểu, biết được tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam thành công khá cao mà chi phí rẻ hơn rất rất nhiều lần tại quê hương.
Các kết quả kiểm tra, thăm khám, xét nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ kết luận tinh trùng của anh chồng yếu, không có khả năng thụ thai theo đường giao hợp tự nhiên.
Sau khi tư vấn, làm các xét nghiệm tiền mê cho người vợ, lúc chị ta có kinh bác sĩ đã chỉ định tiêm thuốc kích thích trứng, khi trứng trưởng thành được hút ra. Đồng thời lúc này tinh trùng của anh chồng cũng được lấy.
Trứng và tinh trùng của hai vợ chồng cho tiếp xúc với nhau trong ống nghiệm, tạo thành phôi. Kế đó phôi được nuôi cho cứng cáp thêm 2 – 3 ngày, rồi bác sĩ đem phôi đó cấy vào tử cung người vợ.
“Thật bất ngờ, 2 tuần sau khi cấy phôi vào tử cung, kết quả thử thai của chị vợ dương tính. Hai vợ chồng họ lúc ấy mừng tới mức cứ ôm nhau khóc. Cô vợ chăm chỉ tái khám ở Bệnh viện Từ Dũ tới khi thai được 5 tháng mới về nước sinh con.”, bác sĩ Tuyết nhớ lại.
Mới năm trước, bác sĩ Tuyết thực sự vui mừng khi nhận được email của cặp vợ chồng nọ. Từ rất xa xôi, họ gửi tấm hình hai đứa bé trai, kết quả của quá trình thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ.
Tuy đơn giản nhưng tấm hình đó là sự tri ân vô cùng lớn lao đối với không chỉ bác sĩ Tuyết mà cả đội ngũ y bác sĩ Khoa hiếm muộn nói chung, giúp họ có thêm động lực đem thêm nhiều đứa trẻ tới cho các cặp vợ chồng mòn mỏi chờ con khác.
Được một, lại về nước để…muốn hai
Ngoài cặp vợ chồng người Anh kể trên, bác sĩ Tuyết khó có thể quên đôi vợ chồng Việt kiều Pháp từng được mình điều trị.
Những ai quan niệm khá giả sẽ ra nước ngoài chữa bệnh có lẽ sẽ mang cái nhìn khác hơn về nền y học nước nhà khi biết ở một số lãnh vực, nhất là kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm của Việt Nam được đánh giá không chỉ cao hơn một số nước trong khu vực mà còn sánh tầm với các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Bằng chứng là một số bệnh viện của chúng ta đã và đang tiếp nhận điều trị hiếm muộn thành công cho rất nhiều cặp vợ chồng đến từ Anh, Pháp và các nước Châu Âu.
Tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc, Trưởng Khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ vô cùng tự hào về thành tựu của kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm nước nhà.
Nếu như ở Thái Lan, tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm là 40%, ở Singgapore là 38% và các nước tiên tiến trên thế giới từ 40% - 50% thì tại Bệnh viện Từ Dũ là 40% - 45%.
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết bắt đầu hoạt động tại Khoa hiếm muộn của Bệnh viện Từ Dũ từ năm 2007, trong 7 năm qua nữ bác sĩ này không chỉ mang tới niềm hạnh phúc làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng Việt mà còn cả những đôi đến từ các nơi trên thế giới.
Câu chuyện làm bác sĩ Tuyết ấn tượng nhất là lần điều trị cho cặp vợ chồng người Anh.
“Sở dĩ tôi có nhiều cảm xúc về trường hợp này bởi họ đến từ một đất nước có thể nói nền y học tiên tiến vào bậc nhất thế giới. Anh chồng 40 tuổi, làm giáo viên dạy tiếng Anh ở một trung tâm anh ngữ tại TP.HCM, còn chị vợ 38 tuổi, theo chồng đi công tác.”, bác sĩ Tuyết kể.
Qua điều tra bệnh sử, bác sĩ Tuyết biết hai vợ chồng này từng thụ tinh ống nghiệm tại bản xứ 3 lần đều thất bại. Sau đó, nhân dịp đi công tác tại Việt Nam, 2 vợ chồng tìm hiểu, biết được tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm ở Việt Nam thành công khá cao mà chi phí rẻ hơn rất rất nhiều lần tại quê hương.
Các kết quả kiểm tra, thăm khám, xét nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ kết luận tinh trùng của anh chồng yếu, không có khả năng thụ thai theo đường giao hợp tự nhiên.
Sau khi tư vấn, làm các xét nghiệm tiền mê cho người vợ, lúc chị ta có kinh bác sĩ đã chỉ định tiêm thuốc kích thích trứng, khi trứng trưởng thành được hút ra. Đồng thời lúc này tinh trùng của anh chồng cũng được lấy.
Trứng và tinh trùng của hai vợ chồng cho tiếp xúc với nhau trong ống nghiệm, tạo thành phôi. Kế đó phôi được nuôi cho cứng cáp thêm 2 – 3 ngày, rồi bác sĩ đem phôi đó cấy vào tử cung người vợ.
“Thật bất ngờ, 2 tuần sau khi cấy phôi vào tử cung, kết quả thử thai của chị vợ dương tính. Hai vợ chồng họ lúc ấy mừng tới mức cứ ôm nhau khóc. Cô vợ chăm chỉ tái khám ở Bệnh viện Từ Dũ tới khi thai được 5 tháng mới về nước sinh con.”, bác sĩ Tuyết nhớ lại.
Mới năm trước, bác sĩ Tuyết thực sự vui mừng khi nhận được email của cặp vợ chồng nọ. Từ rất xa xôi, họ gửi tấm hình hai đứa bé trai, kết quả của quá trình thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ.
Tuy đơn giản nhưng tấm hình đó là sự tri ân vô cùng lớn lao đối với không chỉ bác sĩ Tuyết mà cả đội ngũ y bác sĩ Khoa hiếm muộn nói chung, giúp họ có thêm động lực đem thêm nhiều đứa trẻ tới cho các cặp vợ chồng mòn mỏi chờ con khác.
Được một, lại về nước để…muốn hai
Ngoài cặp vợ chồng người Anh kể trên, bác sĩ Tuyết khó có thể quên đôi vợ chồng Việt kiều Pháp từng được mình điều trị.
Khi quyết định làm thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam, chị vợ đã ở tuổi 44.
Trước đó họ từng điều trị hiếm muộn tại Pháp, thậm chí qua Bỉ nhưng…“trời chưa thương”.
Nhân dịp về thăm quê hương, họ kiên trì tới Từ Dũ thử điều trị thêm lần nữa, bởi theo họ, dù sao “còn nước còn tát”, trong khi tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam khá cao mà chi phí chỉ khoảng 2000 USD (ở Thái Lan rẻ nhất cũng phải 10.000 USD).
Tình trạng của cô vợ khá phức tạp, bị lạc nội mạc trong cơ tử cung, cao tuổi nên không còn trứng dự trữ.Để thụ tinh ống nghiệm bệnh nhân phải đi xin trứng.
Đến bây giờ hồi tưởng lại, bác sĩ Tuyết còn thấy thương cảm vì hành trình có được đứa con của nữ Việt kiều kia quá gian nan.
“Cô ấy bị lừa tiền cũng có, rồi có lần tìm được người cho trẻ đẹp, trứng tốt thì người ta không chịu lên Từ Dũ chích thuốc kích trứng mà đòi mang thuốc về Long An tự đi chích. Do cẩn thận nên nữ Việt kiều mua thuốc từ tận bên Pháp, đưa cho người phụ nữ kia. Ai ngờ gần tới ngày hút trứng cô ta chích nhầm thuốc, vậy là phải bỏ hết, đi tìm người cho trứng khác. Tìm được người cho trứng sau chúng tôi rút kinh nghiệm, yêu cầu cô này chích thuốc kích trứng tại Bệnh viện Từ Dũ. Trớ trêu thay khi hút trứng thì trứng không được đẹp, chỉ tạo được mỗi 2 phôi. Khi đưa phôi vào tử cung cho bệnh nhân, nói thật tôi vô cùng hồi hộp bởi biết rằng tỷ lệ thành công rất thấp.”, bác sĩ Tuyết kể.
Và…điều kỳ diệu đã xảy ra, trời không phụ lòng người, thai đã đậu, nữ Việt kiều Pháp sinh được một cậu con trai đẹp hơn cả mơ.
“Cô ấy lại vừa dẫn con về Việt Nam, tìm đến bệnh viện cám ơn bác sĩ và ngỏ ý muốn…làm thêm đứa nữa. Tuy nhiên vì cô ấy đã 46 tuổi, luật Việt Nam không cho phép nên đành…thôi.”, bác sĩ Tuyết kể thêm.
Được biết trong năm 2013, có 7 người nước ngoài và 9 Việt kiều đến Bệnh viện Từ Dũ làm thụ tinh ống nghiệm. Khoảng ½ trong số đó được như ý. Hiện tại, Khoa hiếm muộn của Bệnh viện Từ Dũ mỗi ngày khám cho gần 200 trường hợp hiếm muộn. Tính riêng năm 2013 Bệnh viện Từ Dũ đã làm được 2500 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, điều mà các trung tâm chuyên về điều trị hiếm muộn ở nước ngoài chưa chắc đã bì kịp.
Vietnamnet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Lạt khuyến cáo du khách khi đặt phòng lưu trú qua mạng
Đà Nẵng: Sẽ có 100 ông già Noel diễu hành chào đón Giáng sinh và năm mới 2025
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu
Bàn giải pháp thúc đẩy tín dụng ngành hàng nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long
Chống lãng phí trong phát triển kinh tế - Bài 2: Gỡ 'điểm nghẽn' thể chế
SLP Park Long Hậu nhận giải dự án bất động sản công nghiệp xuất sắc nhất
Cột tin quảng cáo