Tài chính cho người nghèo bị lãng quên?
Theo các chuyên gia kinh tế, phần lớn những người chưa được tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng thường sống chủ yếu ở các nước đang phát triển, chiếm gần một nửa dân số trong độ tuổi lao động của thế giới.
Ở một số nước nghèo có đến 90% dân số không có cơ hội được tiếp cận với hệ thống tài chính, ngân hàng. Điều này đã cản trở sự tham gia của mỗi cá nhân trong nền kinh tế toàn cầu vì rào cản sức mua hàng hóa, dịch vụ, vay và tiết kiệm hoặc đầu tư cho tương lai của mỗi người dân, của cộng đồng và của cả đất nước họ.
Những mô hình thành công
Trên thực tế, hầu hết các nỗ lực toàn cầu về xóa đói giảm nghèo đều sử dụng phương pháp tiếp cận áp đặt từ trên xuống, với dòng ngân sách cho hỗ trợ phát triển được điều phối từ nước giàu đến những nước nghèo và chủ yếu tập chung vào các lĩnh vực như giáo dục, an ninh lương thực, phòng và quản lý dịch bệnh.
Tuy nhiên, mục tiêu cải thiện khả năng tiếp cận của người dân tới lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một thách thức duy nhất mà mọi nỗ lực của quốc tế và các chương trình tuyên truyền của Chính phủ chưa thể giải quyết được.
Nhìn chung, các chính sách áp đặt từ bên ngoài đã được chứng minh là không phát huy được hiệu quả bằng các giải pháp và chính sách của nước sở tại vì các chính sách này thường mang tính đơn lẻ, và nhìn nhận các thách thức mang tính phổ quát, chung chung giữa các quốc gia.
Ví dụ, người dân trên toàn thế giới đang bị cuốn vào vòng xoáy phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động đang ngày một trở nên phổ biến, tuy vậy ở các nước đang phát triển, ước tính có khoảng 1,7 tỷ người sở hữu những chiếc điện thoại di động nhưng lại không có quyền kết nối với các dịch vụ của ngân hàng.
Khai thác tính ưu việt của công nghệ thông tin để ứng dụng vào các dịch vụ tài chính, ngân hàng sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế, đặc biệt sẽ có tác động to lớn đến nhóm đối tượng là các nông dân và các doanh nghiệp quy mô nhỏ tại các vùng nông thôn, giúp họ có thể sử dụng điện thoại di động truy cập vào các thông tin về giá cả thị trường, chuyển tiền mặt, mua hàng bán lẻ, quản lý tiền gửi, thanh toán các hóa đơn và đáp ứng các nhu cầu khác về lĩnh vực kinh doanh của họ.
Khuyến khích người dân tham gia tiết kiệm là kênh hợp pháp bảo toàn vốn chủ sở hữu đồng thời chia sẻ các cơ hội quan trọng nhằm cung cấp vốn cho chủ đầu tư xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh, đồng thời ngăn chặn và làm giảm sự phụ thuộc vào thị trường tín dụng không lành mạnh.
Ở Kenya, các nhà quản lý đã thiết lập một hệ thống dịch vụ tín dụng thông qua điện thoại di động gọi là M-PESA. Từ khi đi vào hoạt động năm 2008, M-PESA đã thu hút được gần 14 triệu người, tương đương 1/3 dân số của Kenya đã và đang sử dụng dịch vụ để chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm và các giao dịch tài chính khác.
Xây dựng các thể chế tài chính tư nhân ở địa phương có thể giúp quá trình hợp tác tạo ra cơ hội để người dân tiếp cận với hệ thống cung cấp nguồn tín dụng kịp thời. Đây là cách mà Brazil đã phát triển một khung pháp lý cho phép các ngân hàng xây dựng một mạng lưới gồm 95.000 chi nhánh ngân hàng ở các địa phương. Như một kết quả tất yếu, hệ thống tài chính này hoạt động hiệu quả thu hút khoảng 13 triệu người dân tại 5.600 thị trấn của Brazil, từ thành phố Amazon, đến São Paulo và Rio de Janeiro.
Rakyat-một ngân hàng nhà nước của Indonesia đã và đang cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô cho khoảng 30 triệu người dân, trong khi đó ở Ấn Độ lại phát huy hiệu quả với chương trình các tài khoản tiết kiệm giản đơn thu hút hơn 12,5 triệu khách hàng. Tương tự như vậy là những chương trình tín dụng mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân tại các nước Mexico, Peru, Bolivia, Uganda, Nam Phi, Thái Lan, Philippine và Mông Cổ.
Liên kết tạo ra sự thay đổi
Các nhà quản lý tài chính đã bắt đầu sử dụng cụm từ “các thành tựu” và tư duy nhiều về các chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy và mở rộng quy mô của những thành tựu đó. Chính vì lẽ đó mà một Liên minh các định chế tài chính (AFI) – là một nhóm bao gồm các ngân hàng trung ương, nhà lập định chính sách tài chính và các bộ trưởng tài chính từ hơn 80 quốc gia đang phát triển tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin và khu vực Trung Đông nhằm chia sẻ các kiến thức để phát triển và thực thi các chính sách hiệu quả.
Vào tháng 9 năm 2011, tại Diễn đàn chính sách toàn cầu của AFI được tổ chức ở Mexico, 17 thể chế tài chính lần đầu tiên đã thông qua tuyên bố Maya, gồm những cam kết cụ thể, chi tiết nhằm phát triển hệ thống tài chính quốc tế.
Kể từ đó, đã có thêm 07 thể chế tài chính khác cam kết tham gia và còn nhiều quốc gia khác mong muốn được kết nối vào mạng lưới trước khi diễn đàn này được tổ chức trong năm nay tại Thành Phố Cape Town của Nam Phi, nơi các nhà quản lý tài chính sẽ nhình nhận, đánh giá tính hiệu quả của tuyên bố Maya.
Liên minh này hiểu rằng toàn cầu hóa không phải là một trò chơi có tổng bằng không, các nước đang phát triển có thể được hưởng lợi từ việc mở cửa thị trường đón các dòng dầu tư mới, trong khi các nước phát triển lại được hưởng lợi từ các khách hàng mới, nhà cung cấp mới, và nguồn vốn mới (có thể là hàng nghìn tỉ đô la). Nếu 2,5 tỷ người nghèo, những người chưa được tiếp cận với hệ thống tài chính, ngân hàng tham gia kết nối vào nền kinh tế toàn cầu thì tất yếu sẽ dẫn đến sự bùng nổ vượt bậc của các ngành công nghiệp.
Thay vì chờ đợi các giải pháp đến từ Mỹ, châu Âu, và các định chế tài chính. Nhóm nước đang phát triển đã và đang tiên phong đi đầu trong việc tạo ra các chính sách tài chính hướng về đại chúng góp phần vào tiến trình định hình lại nền kinh tế toàn cầu. Xây dựng hệ thống tài chính cho những người nghèo là chìa khóa mở cửa nền kinh tế để đón những cơ hội cùng tạo ra lợi ích cho tất cả mọi người.
Theo VietNamNet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024