Nợ xấu tăng mạnh, Agribank là quán quân trong nửa đầu năm 2022
Chuyển đổi số chậm: Doanh nghiệp bảo hiểm phải đối diện sức ép cạnh tranh từ các mô hình mới / Nhận diện 4 rủi ro của bảo hiểm liên kết ngân hàng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ năm 2022, tính tới ngày 30/6/2022, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) có tổng tài sản ở mức hơn 1,77 triệu tỷ đồng, tăng 4,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng gần 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 5,8%.
Hiện Agribank đang là quán quân nợ xấu ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm.
Đáng chú ý, tổng nợ xấu nội bảng của Agribank tăng hơn 22,1% so với hồi đầu năm lên mức gần 30 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng vọt 130,2% lên gần 7.232 tỷ đồng; Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gần như không thay đổi với mức 3.376,4 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 7,4% hơn 19.375 tỷ đồng, chiếm tới tới 64,6% khối nợ xấu của Agribank.
Do đó, tỷ lệ nợ xấu của Agribank cũng tăng từ 1,87% vào cuối năm ngoái lên 2,15% khi kết thúc nửa đầu năm.
Ngoài ra, Agribank còn có 169,7 tỷ đồng khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC).
Tài sản có khác của Agribank hơn 20.147 tỷ đồng, tăng 7,1% so với đầu năm 2022. Các khoản phải thu 9.102,5 tỷ đồng, tăng 10,7%, trong đó các khoản phải thu bên ngoài 7.052,8 tỷ đồng; Các khoản phải thu bên ngoài 2.049,7 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng gần 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 3,1%. Phát hành giấy tờ có giá tăng 4,7%, ở mức gần 30 nghìn tỷ đồng.
Chất lượng nợ vay của Agribank trong 6 tháng đầu năm 2022.
Về kết quả kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm Agribank ghi nhận 28.035,5 tỷ đồng từ thu nhập lãi thuần, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên các nguồn thu ngoài lãi của nhà băng lại giảm mạnh.
Cụ thể, so với cùng kỳ, lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 9% xuống còn 2.667,4 tỷ đồng; Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng giảm 25,5% xuống mức 565,5 tỷ đồng. Đáng chú ý lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư 99,4% chỉ còn 1,5 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 267,8 tỷ đồng); Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh báo lỗ 5,5 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 124,3 tỷ đồng).
Trong 6 tháng đầu năm 2022, chi phí hoạt động của Agribank tăng mạnh 25,5% lên mức 14.778,5 tỷ đồng. Bởi vậy, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Agibank là 22.777,7 tỷ đồng tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ. Chi phí rủi ro tín dụng của Agribank trong nửa năm là 7.508,8 tỷ đồng, giảm 40,6%.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Agribank đạt 12.226,5 tỷ đồng, tăng 52,2% so với cùng kỳ.
Không chỉ nợ xấu tăng mạnh, Agribank đang phải đối mặt với dòng tiền âm nặng trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, tính đến ngày 30/6/2022, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm tới 81.907 tỷ đồng (cùng kỳ dương gần 83.685 tỷ đồng); Dòng tiền hoạt động đầu tư âm 177,7 tỷ đồng; Dòng tiền hoạt động tài chính âm 2.717 tỷ đồng.
Kết thúc quý 2/2022, dòng tiền của Agribank ghi nhận âm 84.801,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn dương gần 1.900 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo