Tin tức - Sự kiện

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Chủ yếu là chuyển giao nội bộ

Lấy ví dụ về tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô là khoảng 40% trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, nhưng đến nay, tỷ lệ nội địa hóa cao nhất chỉ là 10%, ĐBQH Nguyễn Thị Khá cho rằng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước phải làm rõ những gì Nhà nước không cần nắm giữ

 

Ảnh minh họa về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Ảnh: Internet

Cái gì xã hội làm được, công đoạn nào, công việc gì làm được thì để xã hội. Ai phù hợp thì giữ lại, ai không phù hợp thì cắt giảm.

Công ty con, công ty cháu, công ty chắt
 
Phát biểu trong phiên thảo luận về báo cáo giám sát tái cơ cấu nền kinh tế sáng nay (1.11), ĐBQH Nguyễn Thị Khá nói dù tái cơ cấu đã làm giảm số doanh nghiệp nhà nước xuống chỉ còn khoảng 1.000 DN, nhưng việc hình thành các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước với các công ty con, công ty cháu, thậm chí công ty chắt đã làm tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước vẫn ở mức độ cao. Một số khoản đầu tư hoặc có giá trị thấp, hoặc thua lỗ không thu hồi được vốn. Kết quả thoái vốn cũng chưa đạt yêu cầu. doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh, thừa thầy thiếu thợ, “con A, cháu B”.
 
Công nghiệp thì chủ yếu gia công, lắp ráp. Lấy ví dụ về tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô là khoảng 40% trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, nhưng đến nay, tỷ lệ nội địa hóa cao nhất chỉ là 10%, ĐBQH Nguyễn Thị Khá cho rằng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước phải làm rõ những gì Nhà nước không cần nắm giữ. Cái gì xã hội làm được, công đoạn nào, công việc gì làm được thì để xã hội. Ai phù hợp thì giữ lại, ai không phù hợp thì cắt giảm.
 
Tái cơ cấu: Chủ yếu là chuyển giao nội bộ
 
Báo cáo giám sát tái cơ cấu được trình bày sáng nay trước QH cũng cho rằng dù có những kết quả bước đầu, tuy nhiên quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được cho là còn chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc, lung túng, thậm chí việc tái cơ cấu mới chủ yếu là chuyển giao nội bộ tập đoàn, tổng công ty. Đây là lý do “chưa tạo ra động lực và áp lực để buộc các doanh nghiệp nhà nước đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp”.
 
Tính đến tháng 9.2014, dù chỉ còn 20/108 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa phê duyệt đề án tái cơ, nhưng quá trình cơ cấu doanh nghiệp nhà nướcN còn tồn tại rất nhiều vấn đề: Sự chậm trễ, khó khăn, lúng túng.
 
Kết quả cụ thể là cả năm 2013, mới chỉ có 25 doanh nghiệp nhà nước được tái cơ cấu. Việc thoái vốn khỏi những ngành nghề không phải là ngành nghề chính còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán không thuận lợi, có một số cổ phiếu niêm yết thấp hơn mệnh giá hoặc giá hiện tại thấp hơn thời điểm doanh nghiệp mua cổ phần nên ảnh hưởng đến việc thoái vốn do các doanh nghiệp phải đảm bảo quy định về bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư.
 
Bên cạnh đó, các vấn đề phát sinh trong đấu giá, định giá tài sản doanh nghiệp, tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước liên quan đến thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước, quản lý tài chính của doanh nghiệp cũng còn lúng túng…
Và việc chậm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chậm cổ phần hóa, chậm thoái vốn được cho là đã làm kéo dài thời gian phục hồi của nền kinh tế, chậm thúc đẩy thị trường vốn phát triển.
Theo Lao động
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo