Tại sao công ty của Cường đô la phải xin cơ cấu nợ ngân hàng?
Theo tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phát ra hôm qua (6/6), Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG) vừa có văn bản xin ý kiến cổ đông về việc xin cơ cấu nợ ngân hàng.
Theo đó, tỷ lệ đối với cổ phiếu phổ thông, một cổ phiếu tương ứng với một quyền biểu quyết, thực hiện từ ngày 22/6 đến 3/7.
Vậy, lý do tại sao Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG) phải xin ý kiến cổ đông về việc cơ cấu nợ ngân hàng? Theo báo cáo tài chính kết thúc quý 1/2012, công ty của đại gia Cường đô la tiếp tục lỗ 3,84 tỷ đồng, giảm mạnh so mức lãi cùng kỳ là 28,77 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu thuần tăng mạnh 184% lên 88,38 tỷ đồng song với giá vốn hàng bán tăng mạnh nên lãi gộp chỉ đạt vỏn vẹn 9,28 tỷ đồng, giảm 26,5%.
Vào tháng 4 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đã đưa ra một loạt thông báo về việc đưa cổ phiếu một số công ty vào diện cảnh báo. Trong đó, Cổ phiếu QCG bị đưa vào diện cảnh báo vì lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2011 bị âm 39,83 tỷ đồng.
Cụ thể, tại báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV và năm 2011 của công ty thì năm vừa rồi Công ty CP Quốc Cường Gia Lai bị lỗ liên tiếp 3 quý liền, riêng quý IV công ty lỗ 22 tỷ đồng. Mức lỗ cả năm lên tới gần 31 tỷ đồng. Trong khi đó, kế hoạch QCG đề ra hồi đầu năm 2012 là đạt lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng và đạt 631 tỷ đồng doanh thu.
Bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ của đại gia Nguyễn Quốc Cường) cho biết, việc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai bị thua lỗ trong năm 2011 là do việc ảnh hưởng chung của tình hình khủng hoảng tài chính, nên chênh lệch trong doanh thu hàng bán bị hạn chế. Ngược lại, chi phí tài chính tăng, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ.
Minh chứng cho những khó khăn này, báo cáo tài chính cũng đưa ra rằng hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là bất động sản được mua hoặc đang được xây dựng để bán trong điều kiện kinh doanh bình thường, hơn là nắm giữ nhằm mục đích cho thuê hoặc chờ tăng giá. Cùng với đó, khoản tiền vay ngân hàng trong năm của Công ty cũng khá lớn.
Ngoài ra, trong Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai vừa được diễn ra vào tháng 5, có thông qua kế hoạch trả thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát năm 2012 của Công ty với tỷ lệ biểu quyết là 98,83%, thì các thành viên Hội đồng quản trị, trong đó có ông Nguyễn Quốc Cường chỉ được hưởng thù lao 3 triệu đồng/tháng; còn Chủ tịch hội đồng quản trị - bà Nguyễn Thị Như Loan được hưởng mức 7 triệu đồng/tháng.
Theo ĐV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)