Tại sao giá trái cây lại giảm đồng loạt?
Theo thông tin thị trường những ngày đầu tháng 5, giá trái cây tại các chợ đầu mối lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh đều giảm mạnh so với tháng 4. Cụ thể, giá xoài keo từ 7.000/kg xuống 3.000/kg; xoài cát có giá từ 10 đến 15.000/kg; thanh long ruột đỏ đầu mùa cũng chỉ từ 15.000/kg; thanh long ruột trắng bán đống có giá 6.000/kg. Các tiểu thương cho biết, giá trái cây đã giảm 30% trong mấy ngày qua.
Năm nào cũng vậy, cứ khi trái cây bắt đầu vào mùa thu hoạch thì nỗi lo giá bán xuống thấp luôn trực chờ từ người trồng vườn đến các tiểu thương ngoài chợ. Mọi năm những chuyện này vẫn xảy ra nhưng chưa năm nào báo chí, truyền thông lại quan tâm, tốn nhiều giấy mực như năm nay. Có thể sau khi cả nước chung tay giúp đỡ tiêu thụ dưa hấu không được xuất khẩu hay cứu hành tím rớt giá, nhiều người lại nghĩ về những viễn cảnh tương tự trong việc thu mua xoài, thanh long, chôm chôm…
Một số loại quả chủ lực đã đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu đi từ một vài năm nay nhưng số lượng trái cây tiêu thụ trong nước vẫn quá lớn. Vì vậy, hai câu chuyên muôn thuở liên quan đến chênh lệch cung – cầu vẫn cứ phải nhắc đến. Một là “được mùa thì bị ép giá”. Hai là tại sao dân ta cứ trồng cây ồ ạt theo thời vụ như vậy?
Người dân mình có thói quen từ trước, thấy cái gì dễ kiếm tiền nhanh là cả làng rủ nhau làm. Nếu làm trước đó chừng vài năm, biết nắm bắt xu hướng thì không sao. Nhưng cứ phải đợi đến khi thị trường có dấu hiệu bão hòa mới mở rộng diện tích, trồng và thu hoạch tràn lan.
Cả trăm ngàn tấn trái cây được đổ ra các chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ hay siêu thị mỗi ngày. Ai cũng muốn bán đi thật nhanh sợ để lâu sẽ bị hỏng, bị chín… trong khi sức mua của dân ta không tăng lên là mấy. Vậy chuyện bị thương lái ép giá xuống có gì lạ.
Cũng phải nói thêm, chín do kỹ thuật bảo quản nông sản của ta còn nghèo nàn nên không giữ được lâu. Còn nếu dùng hóa chất cấm sẽ không xuất khẩu được đi. Vẫn có những hướng đi thành công trong việc tìm thị trường đầu cho trái cây Việt Nam như sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn của phái đối tác đưa ra để đưa đi xuất khẩu. Hay trồng những loại cây trái mùa (chanh, nhãn…) sẽ ít phải cạnh tranh với đại đa số người trồng khác, đồng thời giá cũng cao hơn.
Nếu cứ để tình trạng người dân thích gì trồng đấy mà không theo bất cứ lộ trình, định hướng nào từ các cơ quan quản lý - gần với dân nhất là chính quyền địa phương, cao hơn là Bộ Nông nghiệp và Bộ Công thương – thì tình trạng này còn kéo dài nhiều năm nữa, các loại nông sản còn bị ép giá dài dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam