Pháp luật

Tài xế tử vong trong cabin: Hai nghi can lĩnh mức án nào?

(DNVN) - Theo luật sư Nguyễn Hồng Thái (Đoàn luật sư Hà Nội), hai nghi can giết hại tài xế tử vong trong cabin dường như đã có bàn bạc, tính toán từ trước và có thể lĩnh mức án cao nhất là tử hình.

Như tin tức Doanh nghiệp Việt Nam đã đưa tin, vào khoảng 15h ngày 16/2, tại đường đôi 280 (thôn Kim Đào, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, Bắc Ninh), thấy chiếc xe sơmi rơmoóc đề tên Công ty Thép Việt đỗ 3 ngày trên đường mà không di chuyển, người dân khu vực đến kiểm tra thì phát hiện thi thể người đàn ông đang bị phân hủy, bốc mùi hôi thối.

 Vụ việc lập tức được báo cáo cơ quan chức năng. Ngày 17/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh và Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an đã hoàn tất công tác khám nghiệm vụ tài xế bị chết nhiều ngày trong cabin chiếc xe sơmi rơmoóc.

Liên và Cường tại cơ quan điều tra.

Cơ quan chức năng xác định, tài xế chết nhiều ngày trong cabin chiếc xe sơmi rơmoóc là Chu Văn P. (trú tại Quốc Oai, Hà Nội) đã bị giết bởi dao đâm, hiện trường vụ án là ở nơi khác, sau đó đối tượng đưa nạn nhân đến khu vực trên rồi bỏ lại, toàn bộ số hàng trên xe gồm 34,3 tấn thép đã bị cướp.

Qua rà soát các mối quan hệ của nạn nhân phối hợp với các tài liệu điều tra, cơ quan điều tra có đủ căn cứ để bắt Nguyễn Minh Liên, 34 tuổi, ở thôn Thiện Đáp, xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương về hành vi giết người.

Tại cơ quan Công an, trước những chứng cứ không thể chối cãi, Liên thừa nhận hành vi phạm tội của mình và khai ra đối tượng cùng thực hiện là Trương Việt Cường (Sệ lác), 38 tuổi, ở số nhà 70, đường Hồng Hà, thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội.

Bạn đọc Doanh nghiệp Việt Nam đặt câu hỏi với hai nghi can sát hại khiến tài xế, tử vong trong cabin sẽ lĩnh mức án ra sao?. Trả lời câu hỏi này, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, căn cứ vào tình tiết trong vụ án có thể khẳng định hành vi của 2 nghi can trên thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm 2 tội trong Bộ luật Hình sự đó là Tội giết người (Điều 93) và Tội cướp tài sản (Điều 133). 

Theo luật sư Thái: "Từ những tình tiết mà vụ án nêu lên có thể thấy hành vi của Liêm và Cường là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của anh Phong, hành vi khống chế Phong rồi giết chết phong thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội giết người theo điểm o, Khoản 1 Điều 93 Bộ Luật Hình sự, Giết người có tổ chức."

 

Luật sư Thái cho rằng, Liêm và Cường thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội và cả hai dường như đã có sự bàn bạc từ trước, vì khi phong mở cửa xe cho Cường xuống thì cả hai đã lập tức khống chế và giết chết anh Phong rồi để xác trong cabin xe. Hành vi của hai bị can có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội giết người quy định tại điểm O khoản 1 Điều  93 Bộ LHS với khung hình phạt tù hai mươi năm, chung thân hoặc tử hình.

Đồng thời hai nghi can còn phạm tội Cướp tài sản, căn cứ tại điểm a, Khoản 2, Điều 133 BLHS. Cướp tài sản là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người  để chiếm đoạt tài sản. 

Trong trường hợp này, cả Liêm, Cường đã bàn bạc với khống chế anh Phong đến khi anh chết chỉ để mục đích là cướp số tài sản mà Anh Phong đang chở để mang ra Hà Nội bán, mà cụ thể ở đây là 34 tấn thép.

Liêm và Cường có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc khiên anh Phong rơi vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt số tài sản trên, hành vi này của hai bị can gần như là có bàn bạc từ trước vì trong thời gian thực hiện hành vi của mình cả hai người tỏ ra rất nhanh chóng và ăn ý nhau.

Cũng theo luật sư Thái, ngoài việc phải chịu mức hình phạt của điều luật trên thì hai bị can còn phải tiến hành bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại. Trong vụ án này, người thân thích của anh Phong có quyền yêu cầu Bị cáo phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 585 BLDS.

 

Theo đó, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. 

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, ngoài việc chịu mức phạt quy định tại điều 93 và điều 133 của Luật hình sự thì Liêm và Cường phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại. 

Trả lại số tiền 30 triệu đồng cho gia đình bị hại, hai bị can phải bồi thường cho việc mai táng cho gia đình anh Phong, trong trường hợp có con nhỏ dưới 18 tuổi và bố mẹ già mà anh Phong có nghĩa vụ cấp dưỡng thì hai bị can phải tiến hành bồi thường, ngoài ra trong một số trường hợp mà luật quy định thì hai bị can còn phải bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ 1, được quy định tại Điều 585 BLDS.

Nên đọc
Hiền Minh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo