Tạm dừng nhập khẩu chất tạo nạc độc hại trong chăn nuôi heo
Được biết đây là các nguyên liệu sản xuất thuốc đang bị sử dụng sai mục đích trong chăn nuôi (để tạo nạc).
Cục Quản lý dược cũng yêu cầu các công ty chỉ được dùng các nguyên liệu Salbutamol và Clenbuterol đã nhập khẩu để sản xuất thuốc tại công ty hoặc bán cho các công ty khác có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc phạm vi sản xuất thuốc hoặc phạm vi bán buôn nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về dược.
Các công ty phải thực hiện đầy đủ cung cấp thông tin liên quan đến 2 nguyên liệu trên khi các cơ quan chức năng yêu cầu.
Thời gian vừa qua, thông tin về chất tạo nạc liên tiếp được phát hiện ở các trang trại chăn nuôi heo phía Nam khiến cho người tiêu dùng hết sức lo lắng vì đây là loại thực phẩm được tiêu thụ phổ biến.
Được biết, nếu thịt lợn có chứa chất kích thích tăng trưởng là Clenbuterol và Salbutamol, người ăn vào sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Clenbuterol và Salbutamol được dùng trong y học có tác dụng làm giãn phế quản, giãn cơ trơn cuống phổi, điều khiển các chất dinh dưỡng hướng tới mô cơ, tăng quá trình sinh tổng hợp protein để tích lũy nạc và giảm mỡ trong cơ thể.
Dù bị cấm dùng trong chăn nuôi nhưng Clenbuterol vẫn được người nuôi trộn vào thức ăn gia súc nhằm tạo ra vật nuôi siêu nạc, mau lớn. Clenbuterol có tác dụng đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ, tăng cường phát triển cơ bắp nhưng dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mang bệnh và có thể dẫn đến tử vong.
Khi người tiêu dùng ăn phải thịt lợn này sẽ ăn luôn hàm lượng hormone và kháng sinh tồn dư trong thịt lợn. Và trên thực tế, trong thịt lợn được thịt bán ra thị trường vẫn tồn dư lượng chất độc này vì chưa tiêu hóa hết. Các chất này sẽ gây những rối loạn chức năng tim và phổi như tim đập nhanh, tăng huyết áp, phù nề, liệt cơ, run cơ, đau đầu, buồn nôn... cho người sử dụng.
Chất Clenbuterol và Salbutamol thuộc họ Beta - agonist là một trong những chất dùng trong chăn nuôi. Với thuốc Salbutamol được dùng ở người, các chuyên gia khuyến cáo phải thận trọng khi dùng cho người đang có bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và phụ nữ đang mang thai.
Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Khi ăn thịt lợn có Salbutamol cũng có tác dụng giống như khi uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu.
Còn Clenbuterol là chất độc giúp tăng trọng gia súc, nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Đây là hoạt chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, làm tăng lượng thịt nạc và đẩy nhanh việc phân giải mỡ, giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng.
Việc ăn phải thịt lợn chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, Clenbuterol gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm