Thị trường

Tăng giá xăng, điện kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 lên cao

Theo số liệu thống kê công bố sáng 24/5, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng 4, nguyên nhân chủ yếu chủ do giá xăng dầu được điều chỉnh vào ngày 5/5/2015 vừa qua.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 24/5, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 năm 2015 tăng 0,16% so với tháng trước; tăng 0,95% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,2% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân năm tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,83%.
Theo thống kê, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,2%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,14%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,27%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%; Giao thông tăng 1,02%; Văn hóa, giải trí và du lịch  tăng 0,39% và Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%.
Chỉ số giá các nhóm Thuốc và dịch vụ y tế, Bưu chính viễn thông, Giáo dục hầu như không tăng. Chỉ số giá nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,22%.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao nhất, chủ yếu do giá nước sinh hoạt tăng 0,4% so với tháng trước bởi nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa hè và nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt tăng 4,28% so với tháng trước. Tiếp đến, nhu cầu tiêu dùng thiết bị và đồ dùng gia đình phục vụ mùa hè tăng nên giá một số mặt hàng như: máy điều hòa nhiệt độ tăng 0,84%; tủ lạnh tăng 0,5%; giá máy bơm nước sinh hoạt tăng 0,13% và giá quạt điện tăng 0,86%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) các tháng năm 2105. Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) các tháng gần đây. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Ngoài ra, chỉ số giá nhóm giao thông tháng 5 chủ yếu tăng ở mặt hàng xăng dầu và dịch vụ giao thông công cộng. Giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng vào ngày 5/5/2015, khiến chỉ số giá của mặt hàng xăng dầu tăng 2,52%; giá vé tàu hỏa tăng 4,25%; giá vé ô tô khách tăng 0,14% và giá vé tàu thủy tăng 1,7% so với tháng trước do ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài nên nhu cầu đi lại của người dân tăng. 
Theo lý giải củaTổng cục Thống kê về nguyên nhân CPI tháng 5 năm 2015 tăng chủ yếu do giá xăng và giá điện tăng. Cụ thể, theo chu kỳ tính CPI giá xăng dầu tăng góp phần tăng CPI chung của tháng 5 khoảng 0,08%. Bên cạnh đó, giá điện tăng 7,5% kể từ ngày 16/3/2015 theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12/3/2015 của Bộ Công Thương cũng tiếp tục tác động vào CPI tháng 5. Cùng với tác động của việc tăng giá điện ngày 16/3/2015, tác động của tăng tiêu thụ điện do thời tiết nắng nóng đã đóng góp vào mức tăng CPI tháng 5 khoảng 0,11%. 
Việc tăng giá xăng dầu, điện cũng làm chỉ số giá nhóm giao thông tháng 5 tăng lên và tanngr chủ yếu tăng ở mặt hàng xăng dầu và dịch vụ giao thông công cộng. Giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng vào ngày 5/5/2015, khiến chỉ số giá của mặt hàng xăng dầu tăng 2,52%; giá vé tàu hỏa tăng 4,25%; giá vé ô tô khách tăng 0,14% và giá vé tàu thủy tăng 1,7% so với tháng trước do ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài nên nhu cầu đi lại của người dân tăng. 
Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, CPI tháng 5 có thể tăng cao hơn nếu không có nhiều yếu tố khác tác động. Cụ thể, giá các mặt hàng lương thực thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào đã góp phần làm cho CPI chung giảm khoảng 0,11%. Giá gas trong nước điều chỉnh giảm vào ngày 1/4/2015 (giảm 4.500 đồng/bình 12 kg) và điều chỉnh tăng ngày 1/5/2015 (tăng 1.500 đồng/ bình 12 kg) làm cho chỉ số giá gas giảm 0,52% so với tháng 4/2015. Thêm vào đó giá dầu hỏa trong nước được điều chỉnh giảm vào ngày 5/5/2015 (giảm 260đ/lít), đã góp phần giữ mức CPI tháng 5 năm 2015 không tăng cao.
Cũng trong tháng 5, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Những ngày đầu tháng giá vàng tăng và đứng ở mức trên 1.212 USD/ounce, tuy nhiên sau vài phiên giá vàng lại giảm. Ngày 15 tháng 5 năm 2015 giá vàng thế giới ở mức 1.221 USD/ounce và đây là mức thấp nhất kể từ đầu tháng. Giá vàng giảm chủ yếu do đồng USD tăng giá, đồng USD tăng giá do lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng mạnh. Bình quân giá vàng trong nước ngày 15/5/2015 dao động quanh mức 3,5 triệu đồng/chỉ vàng SJC. 
Trong tháng 5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD áp dụng từ ngày 7/5 từ mức 21.458 đồng/USD lên 21.673 đồng/USD (mức điều chỉnh 1%), việc điều chỉnh này nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu trong bối cảnh đồng USD tăng giá. Mặc dù tỷ giá trên thị trường tự do tăng nhưng vẫn giao dịch trong biên độ quy định của Ngân hàng Nhà nước và quanh mức 21.650 đồng/USD, tăng 0,36% so với tháng trước. 
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực-thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 5/2015 so với tháng 4/2015 tăng 0,14%. Đây là mức tăng thấp hơn so với lạm phát chung (0,16%) do lạm phát chung bao gồm các mặt hàng tăng giá (nhiên liệu và điện) đóng góp cao hơn vào tăng CPI, so với mặt hàng lương thực thực phẩm giảm đóng góp vào mức giảm giá của CPI. Cụ thể, giá nhiên liệu tăng, tác động vào CPI chung khoảng 0,08%, giá điện tăng tác động vào CPI khoảng 0,11% và giá lương thực thực phẩm giảm góp phần giảm CPI chung khoảng 0,11%. Trong khi đó, lạm phát cơ bản tháng 5/2015 so với cùng kỳ tăng 2,1%, cao hơn mức 0,95% của lạm phát chung do mặt bằng giá các mặt hàng tính lạm phát chung thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. 

CPI tháng 5 so với tháng 4 và so với cuối năm liền trước trong 10 năm trở lại đây. Nguồn: Tổng cục thống kê.
CPI tháng 5 so với tháng 4 và so với cuối năm liền trước trong 10 năm trở lại đây. Nguồn: Tổng cục thống kê.

So sánh trong 10 năm trở lại đây, CPI tháng 5 so với tháng 4 không phải là mức thấp nhất (tháng 5/2013 giảm 0,06%) song CPI của 5 tháng đầu năm nay lại ở mức thấp kỷ lục khi chỉ đạt 0,2%.

Dự báo về CPI tháng 6, Tổng cục thống kê nhận định, CPI tháng này sẽ có mức tăng nhẹ do tác động của giá xăng dầu tiếp tục điều chỉnh tăng vào ngày 20/5/2015 vừa qua và nhu cầu tiêu thụ điện tiếp tục tăng cao trong những ngày nắng nóng… 

Hòa Hậu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo