Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2018: Dao động từ 2.760.000 đến 3.980.000 đồng/tháng
Mới đây, Thủ tướng Chính Phủ vừa ký ban hành Nghị định số 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động.
Cụ thể, các đối tượng áp dụng bao gồm: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động, doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân người nước ngoài có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng của người lao động từ ngày 1/1/2018 cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000 – 230.000 đồng mỗi tháng.
Ở vùng I, người lao động nhận được 3.980.000 đồng/tháng, vùng II là 3.530.000 đồng/tháng, vùng III là 3.090.000 đồng/tháng, vùng IV 2.760.000 đồng /tháng.
Nghị định cũng nêu rõ, địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Nghĩa là, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì lương sẽ áp dụng tùy theo từng địa bàn.
Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại.
Mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động trả lương.
Trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm một số tiêu chí.
Các tiêu chí gồm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất; cao hơn 7% so với định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất