Tăng tốc phát triển lưới điện miền Nam
Tăng tốc đầu tư
Ông Võ Quốc Tuấn-Trưởng Ban quản lý dự án Điện lực miền Nam (trực thuộc EVNSPC) cho biết, trong các năm từ 2009-2012, EVNSPC đã triển khai xây dựng và đóng điện đưa vào vận hành được 78 công trình với tổng chiều dài trên 2.186 km đường dây và 1.306,44MVA công suất máy biến áp và tổng vốn đầu tư trên 2.830 tỷ đồng.
Riêng hai năm năm 2011 và 2012, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, song hoạt động đầu tư phát triển lưới điện vẫn được EVNSPC tập trung đẩy mạnh trên cơ sở huy động các nguồn vốn vay cũng như vốn của ngành điện.
Trong đó, năm 2011 EVNSPC đóng điện đưa vào vận hành 16 công trình/dự án với tổng vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng; bao gồm 6 dự án lưới điện 110kV và 10 tiểu dự án lưới điện trung hạ áp nông thôn.
Năm 2012 đóng điện 22 dự án với tổng vốn đầu tư trên 750 tỷ đồng. Trong đó có 14 dự án lưới điện 110 kV (gồm có 10 công trình sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và 4 công trình sử dụng nguồn vốn của EVNSPC); 8 tiểu dự án điện trung hạ áp nông thôn sử dụng vốn vay của WB với tổng vốn đầu tư gần 220 tỷ đồng.
Ông Tuấn cũng cho biết, trong hai năm 2013 và 2014, EVNSPC tiếp tục phát triển lưới điện các tỉnh thành khu vực phía Nam, trong đó tập trung vào các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế và vùng sâu vùng xa, cùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dự án tiêu biểu trong thời gian này là xây dựng cáp ngầm xuyên biển 110kV Hà Tiên - Phú Quốc, cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những công trình cáp ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á, có tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng.
Dự án bao gồm các hạng mục: Đường cáp ngầm xuyên biển 110kV dài 56km; đường dây trên không 110kV trên đảo Phú Quốc dài 7km và trạm biến áp 110kV Phú Quốc với dung lượng 40MVA. Dự kiến công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng trong 5-2014.
Ngoài ra, EVNSPC còn đầu tư phát triển các dự án lưới điện khác với tổng vốn khoảng 1.500 tỷ đồng.
Trở ngại
Là đơn vị được EVNSPC giao nhiệm vụ quản lý điều hành xây dựng các dự án điện, Ban QLDA Điện lực miền Nam đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
“Hai khó khăn lớn chúng tôi thường xuyên gặp phải là thiếu vốn và giải phóng mặt bằng, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ dự án”- ông Tuấn nói.
Về vốn, một số dự án có vốn đầu tư của nhà nước không được giải ngân kịp thời khiến công trình bị gián đoạn dẫn đến chậm tiến độ. Giải phóng mặt bằng cũng hết sức nan giải, nhiều dự án chỉ vướng một vài điểm móng trụ cũng khiến cả công trình chậm theo.
Trên bình diện rộng, ông Tuấn cho rằng, cái khó bao trùm vẫn là “đầu tư “tiền cục” nhưng thu về bạc cắc”.
Nghĩa là, ông Tuấn giải thích, các dự án đầu tư rất lớn nhưng giá điện hiện nay còn quá thấp so với thế giới nên khả năng thu hồi vốn là rất khó khăn.
Trong khi đó, phần lớn vật tư đều phải nhập khẩu, nhất là các công trình điện trung, cao thế, nên dự án đầu tư chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự biến động của giá cả thị trường thế giới. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho các dự án đưa điện về vùng sâu vùng xa cũng rất lớn nhưng khoản thu về không đáng kể bởi dân cư thưa thớt, kinh tế chưa phát triển.
Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, hiệu quả lớn nhất khi đầu tư kéo điện về những vùng này là về mặt chính trị-xã hội, và đây là nhiệm vụ quan trọng mà Nhà nước giao phó cho ngành điện.
Thảo Nguyên (Theo TPO)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'