Quốc tế

Tập đoàn đa quốc gia trốn thuế ở châu Âu lần lượt sập bẫy sau vụ "Hồ sơ Panama"

(DNVN) - Ủy Ban Châu Âu ngày 12/4 đã trình Nghị viện các biện pháp chống tình trạng mờ ám thuế khóa của các tập đoàn đa quốc gia tại Strasbourg.

Ủy Ban Châu Âu (EC) do chủ tịch Jean Claude Juncker, nguyên là thủ tướng Luxembourg, lãnh đạo phát động chiến dịch bài trừ nạn trốn thuế. Bị lung lay trong vụ tai tiếng Luxembourg chứa chấp các tập đoàn trốn thuế lúc ông còn là thủ tướng, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu cam kết " tiêu diệt " tệ nạn này trong Liên Hiệp Châu Âu.

Một cuộc họp Nghị viên Châu Âu.

Theo AFP, đầu tiên, Ủy Ban Châu Âu chỉ đạo buộc mỗi nước thành viên công bố các dữ liệu kế toán và thuế khóa của các tập đoàn đa quốc gia hoặc là doanh số, lợi nhuận, ngưỡng trần tính tiền thuế mà tập đoàn đa quốc gia phải nộp ở mỗi thành viên Liên Hiệp Châu Âu.

Các biện pháp này được hai ủy viên châu Âu là Pierre Moscovici, đặc trách về thuế và đồng nhiệm đặc trách bình ổn tài chính Jonathan Hill chuẩn bị để ngăn chặn các tập đoàn lớn đặt trụ sở và khai thuế ở nước thành viên nhẹ thuế nhất.

 Cụ thể là nhắm vào các tập đoàn đa quốc gia có doanh số từ 750 triệu euro trở lên, kể cả của Trung Quốc, Úc và Mỹ… phải công khai hóa lợi nhuận và tiền đóng thuế tại mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu.

Theo một kết quả nghiên cứu của Ủy Ban Châu Âu, chiến lược "đuổi bắt" này gây thất thu cho Liên hiệp châu Âu khoảng 70 tỷ euro mỗi năm. Một công ty trung bình, hoạt động tại một nước châu Âu, có thể phải đóng thuế nhiều hơn 30% một đại tập đoàn biết chọn nơi khai thuế.

Các biện pháp chống khai man và trốn thuế đã được chuẩn bị xong từ nhiều tuần qua nhưng việc công bố gây chú ý đặc biệt vì diễn ra trong bối cảnh vụ bê bối thế kỷ "Hồ sơ Panama", thiên đường thuế và công ty bình phong bị lộ.

 

Theo đó, hàng loạt công ty đa quốc gia như Amazon, Google, Facebook, Coca-Cola… sẽ ra Nghị Viện Châu Âu để trình bày tình trạng và ý kiến của họ.

Nên đọc
Tùng Bách (Theo Reuters)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo