Thần dược "kê chim": Dân Hà thành không tiếc tiền tẩm bổ
Hơn 8 giờ sáng, đóng xong thùng để bảo shipper đem đi giao hết số chim cút thịt sẵn cho các khách đặt sỉ, chị Bùi Thị Kiều ở Thanh Trì (Hà Nội) mới rảnh tay ngồi đăng thông tin rao bán kê chim lên facebook cá nhân. Sau đó, chị tranh thủ ngồi phân loại kê riêng, trứng non và tim riêng. Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau, toàn bộ 15kg kê chim cút được khách đặt mua hết, giá 850.000 đồng/kg.
>> Xem thêm: "Tận mục" tấm phản đá xanh ngọc nguyên khối nặng 14 tấn, giá 2,2 tỷ đồng của đại gia Yên Bái
“Trứng non và tim chim cút giá rẻ, bán chậm hơn. Còn riêng kê chim cút thì hôm nào cũng cháy hàng dù giá khá đắt đỏ”, chị khoe.
Chị Kiều cho biết, nhà chị có lò mổ chuyên làm thịt chim cút bán sỉ cho các mối cả chục năm nay. Trước kia, chị chỉ chú trọng bán chim cút thịt sẵn, còn nội tạng chim bao gồm trứng non, tim, kê (hai quả tinh hoàn của chim cút bố) thường được chị bán xô với giá khá rẻ, coi như phụ phẩm bán lấy thêm chút tiền.
>> Xem thêm: Đại gia Huế chơi trội, tậu Rolls-Royce Ghost biển ngũ quý 1 hơn 11 tỷ đồng
Song, khoảng 3 năm lại đây, kê gà, kê chim bắt đầu thành hàng hot, được nhiều người săn mua. Chúng được đồn thổi là món ăn ngon, bổ dưỡng. Thậm chí, không ít người còn ví von kê gà, kê chim như “thần dược” cho đàn ông. Thấy thế, ngày nào mổ chim cút bán thịt, chị cũng ngồi lọc kê bán riêng. Đó là chưa kể, bán kê đôi khi còn được nhiều tiền hơn bán thịt chim cút.
>> Xem thêm: Mục sở thị loại nấm đắt như vàng ròng ở Việt Nam
“Chim cút thịt sẵn giá chỉ 10.000 đồng/con loại to, còn loại nhỏ giá chỉ 5.000 đồng/con. Thế nhưng, kê chim cút hiện giờ giá lên tới 850.000 đồng/kg mà tôi vẫn không đủ hàng để bán”, chị nói.
Tương tự, chị Lê Thị Lệ Thủy ở Kim Ngưu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng thừa nhận, kê chim dù chị đang bán với giá lên tới 100.000 đồng/lạng (1 triệu đồng/kg), song vẫn không có đủ hàng để đáp ứng nhu cầu của khách.
Theo chị Thủy, kê chim nhiều khách đặt mua về ăn, trong khi, kê chỉ có ở chim cút trống bố. Do đó, hàng này thuộc dạng khan hiếm, thường chỉ mua gom được chim cút bố mẹ đẻ phá đàn đem về thịt mới có. Số lượng theo đó cũng không nhiều, chỉ được trên dưới 5 kg/ngày.
“Khách có người mua 2-3 lạng, có người mua cả cân”, chị kể. Hàng đắt khách đặt mua, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu nên chị không nhận đặt trước.
Vừa mua được 3 lạng kê chim với giá gần 300.000 đồng, chị Nguyễn Hồng Ánh ở Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, đây là món khoái khẩu của gia đình chị nên chị hay đặt mua về xào với hoa thiên lý, tần với ngải cứu hay ăn lẩu.
“Mọi người bảo món này ăn tốt cho đàn ông, nhưng tôi không quan tâm đến chuyện đó lắm, chỉ thấy ăn ngon, béo ngậy nên mua về ăn”, chị chia sẻ.
Trên mạng xã hội hiện nay, kê gà và kê chim được rao bán khá nhiều, song, giá thuộc hàng khá đắt đỏ. Đơn cử, kê gà có giá rao động từ 500.000-700.000 đồng/kg, kê chim có giá từ 800.000-1.000.000 đồng/kg. Theo các chủ hàng, kê gà có cả hàng tươi và hàng đông lạnh, còn kê chim hầu hết là hàng tươi.
Chị Bùi Thị Kiều tiết lộ, một số nơi bán lẩu kê chim câu, hay rao bán kê chim câu nhưng thực chất là kê chim cút. Theo chị, hiện chim cút được nuôi theo quy mô công nghiệp nên nhiều chim bố mẹ. Lúc phá đàn các chị mua về làm thịt bán thì chim bố có kê bằng đầu ngón tay cái.
>> DÒNG BÀI HOT: CÁC THÚ CHƠI SANG CỦA ĐẠI GIA VIỆT
Còn chim câu nuôi theo quy mô hộ nhỏ lẻ, ít người nuôi. Đặc biệt, chim câu nuôi thịt thường chỉ hơn 1 tháng nên chim trống vẫn chưa có kê. Tuy nhiên, tâm lý khách thường nghĩ thịt chim câu thơm ngon, quý và bổ hơn chim cút, theo đó, người bán thường lấy kê chim cút để giả làm chim câu lừa khách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới