Thần Tài, ngày vía Thần Tài và những điều cần lưu ý
Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Thương. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn. Người ông yêu là Phù Dung tiên tử.
Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng.
Một sự tích khác kể rằng, Thần Tài sống trên trời, trong một lần xuống hạ dưới thì uống rượu say, đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai. Sáng ngủ dậy, mọi người thấy Thần Tài mặc quần áo lạ lùng nên đã đưa quần áo đi bán. Thức dậy, Thần Tài đi lang thang ăn xin. Một cửa hàng bán gà, vịt mời Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng.
Tuy nhiên, chủ nhà thấy Thần Tài không làm gì, ăn bốc nên không cho ở nữa. Từ đó, cửa hàng vắng khách, kinh doanh sa sút. Nhiều người kinh doanh khác tìm cách mời Thần Tài về nhà. Sau đó, ông được đưa đi mua quần áo. May mắn, Thần Tài tìm đến đúng cửa hàng đã mua lại quần áo lúc trước. Ông mặc quần áo, đội mũ rồi bay về trời.
Bàn thờ Thần Tài được lập ở những góc nhà, xó xỉnh chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ Tổ tiên, Thổ Công hay Thánh Sư. Bàn thờ Thần Tài chỉ là một sập sơn son thếp vàng. Phía trong khảm là bài vị hoặc thùng gỗ dán giấy đỏ ở xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết trên giấy đỏ.
Khác với Tổ tiên và Thổ Công chỉ cúng vào ngày sóc vọng và ngày lễ Tết, Thần Tài được cúng quanh năm, kể cả ngày thường. Ngày thường Thần tài chỉ được cúng bằng trái cây và bánh kẹo. Vào ngày sóc vọng hay lễ Tết người ta có thể cúng Thần Tài bằng cúng chay hoặc cúng mặn tùy thuộc hoàn cảnh của từng gia đình. Khi gia đình có điều gì trục trặc, người ta lại khấn Thần Tài để xin phù hộ. Cúng Thần Tài thường cúng vào buổi trưa hoặc chiều.
Để tưởng nhớ Thần Tài mọi người chọn ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch là ngày thần Tài bay về trời làm ngày cúng vía Thần Tài. Vào ngày cúng vía Thần Tài thường sắm lễ như: 1 bình hoa (bông), 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt. Nhiều người thường chọn cách mua vàng để cầu một năm may mắn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh