Tháng 5/2015, xử lý trên 7.300 vụ vi phạm trong lĩnh vực thương mại
(DNVN) - Thông tin trên được Bộ Công thương công bố tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 diễn ra hôm 1/6, tại Hà Nội.
Báo cáo về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 5 và 5 tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong tháng 5/2015, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 12.850 vụ, xử lý trên 7.300 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách trên 31 tỷ đồng. Tính trong 5 tháng đầu năm 2015, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 70.000 vụ, xử lý trên 45.000 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách trên 186 tỷ đồng.
Theo Bộ Công thương, trong tháng 5/2015, Bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và tổ chức triển khai quyết liệt công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như: Công văn số 616/QLTT-KSCLHH ngày 6/5/2015 về việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón; Công văn số 646/QLTT-KSCLHH ngày 11/5/2015 gửi Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về việc báo cáo chuyên đề mặt hàng phân bón; Công văn số 658/QLTT-CBL ngày 13/5/2015 gửi Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu; Công văn 722/QLTT-KSCLHH ngày 21/5/2015 chỉ đạo Chi cục QLTT các tỉnh, thành phố kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã thành lập Đoàn công tác tại thành phố Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk về việc đánh giá thực trạng và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Đồng thời, để triển khai Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2015, Bộ Công Thương đã chủ trì Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại tỉnh Khánh Hòa, Bình Định; tiếp tục duy trì đường dây nóng về an toàn thực phẩm của lực lượng Quản lý thị trường.
Về tình hình sản xuất công nghiệp, văn bản báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, trong tháng 5/2015, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,4%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,6%, ngành sản xuất, phân phối điện tăng 8,8% và ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính chung 5 tháng năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2014 so với năm 2013 tăng 5,6%).Trong đó, hầu hết các ngành công nghiệp đều có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm trước, cụ thể: ngành khai khoáng tăng 6,3% (năm 2014 giảm 2,1% so với năm 2013); công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,9% (năm 2014 tăng 7,5% so với năm 2013); sản xuất và phân phối điện tăng 10,9% (năm 2014 tăng 10,6% so với năm 2013); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3% (năm 2014 tăng 6,1% so với năm 2013).
Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất 5 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ tăng 32%; dệt tăng 22,8%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 21,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 19,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,9%; sản xuất kim loại tăng 10,3%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 10,3%. Một số ngành có mức tăng thấp: Khai thác than cứng và than non tăng 4,5%; sản xuất thuốc lá tăng 1,3%; sản xuất trang phục tăng 3,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 4,4%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 1,2%.
Các sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành: điện sản xuất tăng 11,3%; thép cán tăng 18,8%; điện thoại di động tăng 73,4%; tivi tăng 37,4%; ôtô tăng 62,3%; giày, dép da tăng 24,8%; sữa tắm, sữa rửa mặt tăng 12,7%; bột giặt và các chế phẩm dùng để tẩy rửa tăng 14,1%. Một số sản phẩm tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: than sạch tăng 4,5%; khí hóa lỏng (LPG) giảm 4,2%; phân đạm ure tăng 0,3%; thuốc lá điếu tăng 1,3%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 2,3%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 1,8%; quần áo mặc thường tăng 2,3%; khí đốt thiên nhiên tăng1,6%; xe máy giảm 14,2%.
Về tình hình tiêu thụ, Bộ Công thương cho biết, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 4 tháng đầu năm 2015 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước (năm 2014 tăng 7,7% so với năm 2013), trong đó các nhóm ngành có chỉ số tiêu thụ tăng trưởng cao so với cùng kỳ như: sản xuất xe có động cơ tăng 42,1%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 31,4%; sản xuất kim loại tăng 24%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 16%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,5%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 4,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 2,6%; sản xuất thuốc lá giảm 3,9%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 9,2%.
Trong khi đó, tại thời điểm 1/5, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,5% so với cùng thời điểm năm 2014 (cùng kỳ năm 2014 so với năm 2013 là 12,6%). Trong đó, một số ngành chỉ số tồn kho cao là: sản xuất đồ uống tăng 80,1%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 76,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 44%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 44%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 40,6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 42%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 38,7%. Một số ngành có chỉ số tồn kho thấp hoặc giảm như: Sản xuất trang phục tăng 3,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 1,4%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 23,8%; sản xuất thiết bị điện giảm 2% (Phụ lục 4).
Nhận xét: Ngành công nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2014. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao hơn 5,1 điểm phần trăm so với mức tăng cùng kỳ năm 2014; chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hơn 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đây là những dấu hiệu tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển.
Về công tác trong tháng 6, Bộ Công thương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ.
Tăng cường các biện pháp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Trước mắt, cần đẩy mạnh phát triển hệ thống thu mua và tiêu thụ hàng nông sản trong nước; có các biện pháp để kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ các thị trường nước ngoài vào Việt Nam.
Tiếp tục các biện pháp để đưa Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thực sự đi vào cuộc sống, gắn với thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường nội địa. Tăng cường các biện pháp thúc đẩy áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, phấn đấu giảm chi phí và giá thành sản phẩm các mặt hàng công nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Tăng cường tìm kiếm thị trường, thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu (đặc biệt là thị trường xuất khẩu nông sản), bao gồm các thị trường truyền thống và các thị trường mới có tiềm năng. Tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá cả hàng hóa trên thị trường.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng tiếp tục triển khai thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, bảo đảm nhu cầu thông tin đa dạng của nhân dân, đặc biệt là các nội dung về hội nhập kinh tế quốc tế; giá cả (đặc biệt là giá điện và giá xăng dầu; tuyên truyền nhằm động viên mọi lực lượng tham gia tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ sản phẩm và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp; chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch cho báo chí.
Tháng 5/2015, xử lý trên 7.300 vụ vi phạm trong lĩnh vực thương mại
(DNVN) - Thông tin trên được Bộ Công thương công bố tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 diễn ra hôm 1/6, tại Hà Nội.
Báo cáo về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 5 và 5 tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong tháng 5/2015, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 12.850 vụ, xử lý trên 7.300 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách trên 31 tỷ đồng. Tính trong 5 tháng đầu năm 2015, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 70.000 vụ, xử lý trên 45.000 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách trên 186 tỷ đồng.
Theo Bộ Công thương, trong tháng 5/2015, Bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và tổ chức triển khai quyết liệt công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như: Công văn số 616/QLTT-KSCLHH ngày 6/5/2015 về việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón; Công văn số 646/QLTT-KSCLHH ngày 11/5/2015 gửi Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về việc báo cáo chuyên đề mặt hàng phân bón; Công văn số 658/QLTT-CBL ngày 13/5/2015 gửi Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu; Công văn 722/QLTT-KSCLHH ngày 21/5/2015 chỉ đạo Chi cục QLTT các tỉnh, thành phố kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã thành lập Đoàn công tác tại thành phố Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk về việc đánh giá thực trạng và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Đồng thời, để triển khai Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2015, Bộ Công Thương đã chủ trì Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại tỉnh Khánh Hòa, Bình Định; tiếp tục duy trì đường dây nóng về an toàn thực phẩm của lực lượng Quản lý thị trường.
Về tình hình sản xuất công nghiệp, văn bản báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, trong tháng 5/2015, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,4%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,6%, ngành sản xuất, phân phối điện tăng 8,8% và ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính chung 5 tháng năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2014 so với năm 2013 tăng 5,6%).Trong đó, hầu hết các ngành công nghiệp đều có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm trước, cụ thể: ngành khai khoáng tăng 6,3% (năm 2014 giảm 2,1% so với năm 2013); công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,9% (năm 2014 tăng 7,5% so với năm 2013); sản xuất và phân phối điện tăng 10,9% (năm 2014 tăng 10,6% so với năm 2013); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3% (năm 2014 tăng 6,1% so với năm 2013).
Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất 5 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ tăng 32%; dệt tăng 22,8%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 21,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 19,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,9%; sản xuất kim loại tăng 10,3%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 10,3%. Một số ngành có mức tăng thấp: Khai thác than cứng và than non tăng 4,5%; sản xuất thuốc lá tăng 1,3%; sản xuất trang phục tăng 3,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 4,4%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 1,2%.
Các sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành: điện sản xuất tăng 11,3%; thép cán tăng 18,8%; điện thoại di động tăng 73,4%; tivi tăng 37,4%; ôtô tăng 62,3%; giày, dép da tăng 24,8%; sữa tắm, sữa rửa mặt tăng 12,7%; bột giặt và các chế phẩm dùng để tẩy rửa tăng 14,1%. Một số sản phẩm tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: than sạch tăng 4,5%; khí hóa lỏng (LPG) giảm 4,2%; phân đạm ure tăng 0,3%; thuốc lá điếu tăng 1,3%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 2,3%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 1,8%; quần áo mặc thường tăng 2,3%; khí đốt thiên nhiên tăng1,6%; xe máy giảm 14,2%.
Về tình hình tiêu thụ, Bộ Công thương cho biết, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 4 tháng đầu năm 2015 chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước (năm 2014 tăng 7,7% so với năm 2013), trong đó các nhóm ngành có chỉ số tiêu thụ tăng trưởng cao so với cùng kỳ như: sản xuất xe có động cơ tăng 42,1%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 31,4%; sản xuất kim loại tăng 24%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 16%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,5%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 4,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 2,6%; sản xuất thuốc lá giảm 3,9%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 9,2%.
Trong khi đó, tại thời điểm 1/5, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,5% so với cùng thời điểm năm 2014 (cùng kỳ năm 2014 so với năm 2013 là 12,6%). Trong đó, một số ngành chỉ số tồn kho cao là: sản xuất đồ uống tăng 80,1%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 76,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 44%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 44%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 40,6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 42%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 38,7%. Một số ngành có chỉ số tồn kho thấp hoặc giảm như: Sản xuất trang phục tăng 3,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 1,4%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 23,8%; sản xuất thiết bị điện giảm 2% (Phụ lục 4).
Nhận xét: Ngành công nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2014. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao hơn 5,1 điểm phần trăm so với mức tăng cùng kỳ năm 2014; chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hơn 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đây là những dấu hiệu tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển.
Về công tác trong tháng 6, Bộ Công thương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ.
Tăng cường các biện pháp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Trước mắt, cần đẩy mạnh phát triển hệ thống thu mua và tiêu thụ hàng nông sản trong nước; có các biện pháp để kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ các thị trường nước ngoài vào Việt Nam.
Tiếp tục các biện pháp để đưa Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thực sự đi vào cuộc sống, gắn với thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường nội địa. Tăng cường các biện pháp thúc đẩy áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, phấn đấu giảm chi phí và giá thành sản phẩm các mặt hàng công nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Tăng cường tìm kiếm thị trường, thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu (đặc biệt là thị trường xuất khẩu nông sản), bao gồm các thị trường truyền thống và các thị trường mới có tiềm năng. Tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá cả hàng hóa trên thị trường.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng tiếp tục triển khai thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, bảo đảm nhu cầu thông tin đa dạng của nhân dân, đặc biệt là các nội dung về hội nhập kinh tế quốc tế; giá cả (đặc biệt là giá điện và giá xăng dầu; tuyên truyền nhằm động viên mọi lực lượng tham gia tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ sản phẩm và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp; chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch cho báo chí.